tranquanghai1944Leave a comment 2 Votes
![]() ![]() vinh danh GS Trần Quang Hải NGUỒN https://vietbao.com/ – 21/02/2019 Trịnh Thanh Thủy thực hiện Từ lúc nghe tin Trần Quang Hải, giáo sư tiến sĩ ngành Dân Tộc Nhạc Học (Ethnomusicology) mắc một bệnh nan y là ung thư máu, các anh chị em trong nhóm “Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian” rất xúc động và có ý định làm một cái gì đó cho ông. Ngày 10 tháng 2, 2019, hai chi nhánh Bắc và Nam Cali của nhóm đã đồng phối hợp thực hiện một buổi chiều văn hoá nghệ thuật và ra mắt sách cho Trần Quang Hải. ![]() GS Quyên Di trao bằng tưởng lục cho GS Trần Quang Hải ![]() ![]() Ban đại diện nhóm NVNT&TTG ![]() Ban hợp ca Nhân dịp buổi ra mắt sách được tổ chức tại Đại học Cal State Long Beach, CA, USA, bà Teri Yamada, khoa trưởng Khoa Nghiên Cứu Về Người Á Châu Và Người Mỹ gốc Á đã vinh danh GS TS TQHải. Thật tiếc, bà Teri Yamada đã không được gặp mặt giáo sư vì giờ cuối bà phải bay qua Ấn Độ dự một buổi lễ hội về văn hoá, nên bà viết một lá thư rất chân tình gởi ông. Bà cáo lỗi và ủy nhiệm GS Quyên Di thay bà chào mừng, vinh danh và trao bằng tưởng lục cho ông. GS Quyên Di dạy ở đây và cũng là thành viên trong khoa nghiên cứu này cho biết thêm, “Đây là một vinh dự cho Cộng đồng VN vì hiếm khi Khoa trưởng Yamada viết một lá thư trân trọng như thế này. Tôi đã từng dự nhiều buổi vinh danh nhưng chưa bao giờ tôi thấy bà viết một lá thư như thế. Trước đó bà đã đọc tất cả các tài liệu viết về GS, cả những tài liệu của GS viết, nghiên cứu rồi đúc kết lại thành bức thư nói trên và trân trọng trao bằng tưởng lục cho GS. Bà thay mặt Đại học Cal State Long Beach vinh danh GS Hải đã có công phi thường đóng góp vào kho tàng âm nhạc VN qua các công trình nghiên cứu âm nhạc, văn hoá, nghệ thuật dân tộc qua thời gian, qua các thế hệ. ![]() ![]() Quan Khách Ngoài ra bà Frances Thế Thủy, Ủy viên giáo dục học khu Westminster cũng lên trao bằng tưởng lục cho ông. Hiện diện trong buổi lễ có tài tử Kiều Chinh, GS Tahara Hiroki, BS Steven Le, nhà văn Nguyễn Quang (phu quân NV Minh Đức Hoài Trinh), NS Lê Văn Khoa và phu nhân, NS Võ Tá Hân và phu nhân, BS Phạm Gia Cổn và phu nhân, bà quả phụ Lê Trọng Nguyễn, Nhạc Trưởng Bùi Quỳnh Giao..v..v… Sự có mặt của GS người Nhật Tahara Hiroki hôm nay đã khiến tôi rất ngạc nhiên. Ông là người Nhật 100% mà nói và viết tiếng Việt rất sành sõi, thích ăn nước mắm, thích nhạc Việt Bolero. Tôi hỏi ông duyên cớ nào ông lại có mặt ở đây hôm nay. Ông nói ông hâm mộ tài năng của GS TQ Hải mà bay qua Mỹ để được gặp GS Hải. GS Hải rất nổi tiếng ở bên Nhật vì GS đã có nhiều đề tài nghiên cứu về âm nhạc và làm việc chung với các nhà nghiên cứu âm nhạc của Nhật Bản về nhạc cung đình Huế và nhạc dân tộc VN nói chung. GS Tahara cũng nghe tiếng của cố GS Trần Văn Khê là cha của GS Hải nhưng tiếc quá không được gặp cụ vì cụ đã qua đời. Tôi hỏi thêm là GS Tahara thích nhạc Bolero vậy GS có thấy nhạc cổ truyền VN có gần gụi với nhạc Bolero VN không? Ông bảo ông thấy nhạc Bolero VN gần giống với nhạc Tanka của Nhật hơn, nhưng khác ở chỗ Tanka không có tố chất ngọt ngào còn Bolero phải hát ngọt ngào, mượt mà, đầy cảm xúc mới được. ![]() ![]() Trình diễn thời trang áo dài Bà Nhu GS Trần Mạnh Chi là trưởng nhóm “Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng thời gian”, đồng thời là Trưởng ban tổ chức đã lên giới thiệu các thành viên Bắc và Nam Cali của nhóm, có nhà văn Trần Việt Hải là cố vấn. GS Quyên Di và Thụy Vy là 2 MC chính của buổi vinh danh. GS TQHải được mời lên và ông xuất hiện với một vóc dáng rất khoẻ mạnh, giọng nói thì hùng hồn, sang sảng. Ông cám ơn BTC đã thực hiện buổi rms này và nói về quá trình hoạt động của ông ở hải ngoại. Ông qua Pháp năm 1961 tới nay đã 58 năm. Thời gian đầu để học nhạc Tây Phương và nghiên cứu về nhạc học. Sau đó ông đi tìm hiểu thêm và khám phá ra âm nhạc VN không chỉ đơn thuần có Hò, Xang, Xê, Cống, đàn cò, đàn tỳ bà, độc huyền hay hát chèo, cải lương. Nhạc VN còn có nhạc của 53 sắc tộc khác của những dân tộc ở cao nguyên Trung phần như Ba na, Gia Rai, Êđê, Xê đăng… Ở phía Bắc có người Thái, Tày, Thổ, Nùng, Dao…. cũng có nhạc. Nghĩa là nhạc VN có thiên hình vạn trạng do sự phối hợp của nhiều loại. Trong số các nhạc cụ được sáng chế ngày nay có 3 cây đàn là niềm tự hào cho cái đẹp của VN. Đó là đàn T’rưng của người sắc tộc Gia Rai, đàn K’ni 2 giây và cây đàn đá. Ông đã đi khắp nơi trên thế giới để giới thiệu những cái hay cái đẹp của âm nhạc VN, như nhạc Cung Đình Huế, nhạc của đồng bào thiểu số, các loại Hát Tuồng, hát Chèo, Ca Trù, Ca Huế, Đàn Ca Tài Tử Nam Bộ. Ông giới thiệu cho toàn cầu biết sự phong phú đa dạng của nhạc VN. ![]() Triển lãm tranh Ông đã giới thiệu và trình diễn lối hát Đồng Song Thanh và biểu diễn Đàn Môi khiến các cử toạ kinh ngạc và vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt. Trong quá trình nghiên cứu ông khám phá ra loại hát Đồng Song Thanh của người Mông Cổ vùng Tây Bá Lợi Á tức là hát 2 giọng cùng một lúc, có thể đổi từ giọng chính thành giọng cao. Để cải tiến, ông đã tạo ra phương pháp hát Đồng Song Thanh mới. Hơn thế nữa, có thể dùng phương pháp hát này để trị bệnh cho những người bị đứt thanh quản có thể nói được mà không phải phẫu thuật. Lúc nghiên cứu ông đã chấp nhận để người ta chiếu quang tuyến X trong một thời gian dài để thí nghiệm, nhằm biết được hoạt động của các thớ thịt ở cổ họng khi không dùng đến dây thanh quản mà vẫn tạo ra được tiếng nói. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo ông có thể bị ung thư cổ họng nhưng ông đã sẵn sàng ký vào biên bản cam kết, biến mình thành “con vật” thí nghiệm cho những nghiên cứu của mình bất chấp cả tính mạng. Để buổi ra mắt sách đầy tính văn hoá nghệ thuật thêm đặc sắc, BTC đã trình diễn một màn “Thời trang với áo dài qua thời gian” với sự góp mặt của các anh chị em trong nhóm cùng sự tham gia của Hội Ái Hữu Sinh Viên VN Fullerton. Những chiếc áo dài từ cổ truyền, Lemur Cát Tường, Bà Nhu, Bà Ba, cho tới cách tân qua các thời đại đã làm khán giả thích thú và kinh ngạc. Những hoạ phẩm nghệ thuật cũng được triển lãm do các hoạ sĩ đóng góp như: Lưu Anh Tuấn, Lê Thúy Vinh, Hồ Thành Đức, Bé Ký, Hoàng Vinh, Đàm Quốc Cường, Lương Nguyễn, Nguyễn Thái Bình… Các màn hợp ca, song ca mang đầy tính dân tộc do các nhạc sĩ, ca sĩ đồng trình bày đã góp phần phong phú cho buổi rms. Tôi được tiếp xúc với GS Lê Văn Khoa và xin ông chia sẻ cảm nghĩ về âm nhạc cổ truyền khi ông là một nhạc trưởng chuyên về âm nhạc Tây Phương. Ông nói “Âm nhạc là ngôn ngữ không lời khi con người không hiểu nhau thì âm nhạc giúp để hiểu nhau. Cho nên dù là nhạc cổ truyền hay tây phương nó cũng vẫn là âm nhạc. Từ lâu người Việt cổ súy và bảo vệ tối đa nhạc truyền thống, không muốn nó lai nhạc Tây Phương. Người theo nhạc Tây phương thì cho rằng phương thức làm việc của Tây phương có hệ thống ngon lành hơn, nên coi thường nhạc cổ. Như vậy thì thiệt hại quá, tôi dung hoà cả hai bằng cách dùng dân ca VN viết cho nhạc cổ truyền của người Ukraine và họ rất ngạc nhiên. Họ nói lần đầu tiên trên thế giới mới có người làm như vậy. Tôi dùng đàn tranh, đàn t’rưng bằng tre cho hoà tấu với dàn nhạc Tây Phương mới trình diễn ở Houston tháng 11/2018 khiến ai cũng ngạc nhiên hết. Họ thấy thích thú vì cả hai đều hoà điệu. Mục đích của tôi là làm sao phổ cập để cho cả 2 hoà nhịp.” Trịnh Thanh Thủy thực hiện Orange County, CA ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Lời Nói Đầu Ban Biên Tập chúng tôi thật hân hạnh thay mặt cho liên nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đứng ra thực hiện Tuyển Tập Trần Quang Hải mang tên là « Trần Quang Hải: 50 năm nghiên cứu nhạc dân tộc Việt »; để vinh danh và tri ân người nhạc sĩ đã có những đóng góp quý giá vào kho tàng dân tộc nhạc thế giới và đã đào tạo nhiều môn đệ tiếp nối bước chân ông ở nhiều đại học trên thế giới. Nhạc sĩ kiêm giáo sư tiến sĩ Trần Quang Hải đã đưa chi nhánh âm nhạc Việt Nam trong dòng dân tộc nhạc học góp mặt ở khắp năm châu. Với cuộc sống ở nước ngoài gần nửa thế kỷ, GS. Hải luôn muốn đưa cái hay của Việt Nam ra dòng chính thế giới. Ông làm phiên dịch viên khi soạn nhạc không chỉ nghiên cứu âm nhạc truyền thống mà còn chủ trương nỗ lực bảo tồn nó. Ông góp mặt tổ chức hơn 3.000 buổi hòa nhạc tại hơn 60 quốc gia để giới thiệu âm nhạc đa dạngcủa dân tộc Việt Nam. Ngoài ra ông đã sản xuất hơn 30 đĩa CD âm thanh và video về âm nhạc Việt Nam tại hải ngoại. Giáo sư Trần Quang Hải đã sáng tác hơn 400 bài hát và âm nhạc về các loại như thanh nhạc ca hát và âm nhạc dựa vào các nhạc cụ truyền thống Việt Nam. GS. Hải còn viết nhiều bài biên khảo,về những nghiên cứu và tham luận về âm nhạc dân tộc học cho nhiều tạp chí nổi tiếng thế giới như The World of Music (UNESCO), Tạp chí Xã hội Âm nhạc Châu Á (Đại học Cornell, Hoa Kỳ), Cahiers de Musiques Tradionnelles (Thụy Sĩ) và Tạp chí Koukin (Tokyo, Nhật Bản). Các bài viết này của ông về âm nhạc Việt Nam và châu Á cũng đã được ghi nhận lại trong từ điển New Grove. Trong phạm vi dân tộc nhạc học GS. Trần Quang Hải là một thành viên của nhiều hiệp hội nghiên cứu âm nhạc tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Bỉ. Ông đã từng là diễn giả khách mời tại hơn 100 trường đại học trên khắp thế giới và đã trao hơn 1.500 bài phát biểu cho sinh viên ở các trường châu Âu. Tiến sĩ Hải cũng đã tham dự hơn 130 lễ hội âm nhạc quốc tế. Tên của ông đã xuất hiện trong nhiều cuốn sách, bao gồm cả Từ điển Tiểu sử Quốc tế (Anh), Quốc tế Ai là Âm nhạc (Anh), 500 Lãnh đạo Châu Âu cho Thế kỷ Mới (ở Mỹ và Pháp). Giáo sư Trần Quang Hải còn là thành viên SACEM (Society of Authors, Composers and Publishers of Music) và ông cũng được trao tặng bảo quốc huân chương (Ordre National de la Légion d’Honneur) của Pháp. Do vậy Ban Biên Tập chúng tôi hoàn thành tập sách này với mục tiêu ghi nhận sự đóng góp quý báu của GS/TS Trần Quang Hải. Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian mong rằng quyển sách này sẽ được quý độc giả các nơi đón nhận như một tác phẩm tham khảo trong kho tàng văn hóa Việt Nam về người nhạc sĩ độc đáo của chúng ta, với công trình tích cực là duy trì và bảo tồn văn hóa Việt, hầu truyền đạt đến những thế hệ tiếp nối bản sắc dân tộc Việt cho ngày sau. Trong tinh thần đó, Ban biên tập chúng tôi chân thành tri ân ông: GS/TS Trần Quang Hải. Thay mặt, GS. Dương Ngọc Sum, Cố vấn. NHÂN VĂN NGHỆ THUẬT & TIẾNG THỜI GIAN. ![]() Nhà âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải giúp tôn vinh âm nhạc Việt Nam Trần Quang Hải là một nhạc sĩ tài năng sống ở Pháp và đã tổ chức hơn 3.000 buổi hòa nhạc tại 65 quốc gia trên thế giới. Với cha mình, giáo sư nổi tiếng Tiến sĩ Trần Văn Khê, và vợ ông, ca sĩ nổi tiếng Bạch Yến, ông đã đóng góp trong nhiều năm để nghiên cứu, quảng bá và tôn trọng âm nhạc Việt Nam. Trần Quang Hải sinh ra trong một gia đình có năm thế hệ nhạc sĩ ở miền Nam Việt Nam. Cha của ông, Giáo sư Trần Văn Khê, nổi tiếng vì đã giúp quảng bá âm nhạc Việt Nam truyền thống trên khắp thế giới và tôn vinh nó trong các lĩnh vực nghiên cứu và biểu diễn. Ông Hải tốt nghiệp từ Nhạc viện Quốc gia Sài Gòn trước khi định cư tại Pháp để học tập và nghiên cứu âm nhạc tại Đại học Sorbonne và nhạc dân tộc học tại Đại học Khoa học Xã hội ở Paris. Ông bắt đầu nghiên cứu về âm nhạc phương Đông tại Bảo tàng Man vào năm 1968. Năm sau, ông Hải được bổ nhiệm vào vị trí tại Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia trong khi vẫn còn là sinh viên. Anh quyết định tập trung vào kỹ thuật ca hát âm nhạc, mà anh đã phát hiện vào năm 1969. Nghệ thuật, bao gồm cả việc sản xuất hai âm thanh đồng thời từ cổ họng, khiến anh nổi tiếng trên toàn thế giới như chuyên gia số một trong ca hát âm nhạc. « Sau nhiều tháng nghiên cứu, tôi đã phát triển một hệ thống các phương pháp để ca hát âm nhạc, » nhà âm nhạc dân tộc học nói. « Cho đến nay, tôi đã có 8.000 người học cho chủ đề này ở 65 quốc gia. » Giáo sư Quang Hải đã nhận được hơn 30 giải thưởng quốc tế cho các nghiên cứu âm nhạc của mình. Năm 2002, Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã trao Huân chương Danh dự cho Tiến sĩ Hải để ghi nhận những đóng góp của ông cho nghiên cứu về ca hát âm nhạc trên thế giới. Một bậc thầy về âm thanh, nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng hầu như có thể chơi nhiều nhạc cụ truyền thống Việt Nam như đàn tam thập lục 16, violin hai chord, sáo và thậm chí cả cái muỗng. (Anh ấy đã mang lại rất nhiều cải tiến cho kỹ thuật trò chơi muỗng.) Tiến sĩ Quang Hải thấy mình là một sự pha trộn của một số loại âm nhạc – Đông và phương Tây, truyền thống và đương đại. Âm nhạc của anh ấy không có biên giới. Anh nói anh đã tạo ra một tầm nhìn toàn cầu về thế giới và âm nhạc Việt Nam. Nó nhằm mục đích kết hợp tất cả các thể loại âm nhạc truyền thống trong một thế giới âm nhạc điển hình. Mặc dù ông đã sống ở nước ngoài được 45 năm, ông Hải luôn nhìn về quê hương của mình với một cảm giác đặc biệt. Ông thực hành lòng yêu nước theo cách riêng của mình. Phiên dịch viên soạn nhạc không chỉ nghiên cứu âm nhạc truyền thống một cách nhiệt tình mà còn nỗ lực bảo tồn nó. Anh đã tổ chức 3.000 buổi hòa nhạc tại hơn 60 quốc gia để giới thiệu âm nhạc đa dạng của đất nước. Người đàn ông chuyên dụng cũng đã sản xuất hơn 30 đĩa CD âm thanh và video về âm nhạc Việt Nam tại Pháp, Ý và Hoa Kỳ. Giáo sư Quang Hải đã sáng tác hơn 400 bài hát và âm nhạc các loại, bao gồm ca hát và âm nhạc cho các nhạc cụ truyền thống Việt Nam. Nhà khoa học nổi tiếng đã viết nhiều bài báo và sách cho các tạp chí nổi tiếng thế giới như The World of Music (UNESCO), Tạp chí Xã hội Âm nhạc Châu Á (Đại học Cornell, Hoa Kỳ), Cahiers de Musiques Tradionnelles (Thụy Sĩ) và Tạp chí Koukin (Tokyo, Nhật Bản). Các bài viết của ông về âm nhạc Việt Nam và châu Á cũng đã được xuất bản trên từ điển New Grove. Nhà âm nhạc dân tộc Trần Quang Hải là một thành viên của nhiều hiệp hội nghiên cứu âm nhạc tại Hoa Kỳ, Pháp, Anh và Bỉ. Ông đã từng là diễn giả khách mời tại hơn 100 trường đại học trên khắp thế giới và đã trao hơn 1.500 bài phát biểu cho sinh viên ở các trường châu Âu. Tiến sĩ Hải cũng đã tham dự hơn 130 lễ hội âm nhạc quốc tế. Tên của ông đã xuất hiện trong nhiều cuốn sách, bao gồm cả Từ điển Tiểu sử Quốc tế (Anh), Quốc tế Ai là Âm nhạc (Anh), 500 Lãnh đạo Châu Âu cho Thế kỷ Mới (Mỹ) và Kế hoạch chính thức ( Pháp). —————————————————————————————————————————————————————————— L’ethnomusicologue Tran Quang Hai contribue à honorer la musique vietnamienne Tran Quang Hai est un musicien talentueux qui vit en France et a donné plus de 3000 concerts dans 65 pays à travers le monde. Avec son père, le professeur renommé Dr Tran Van Khe, et sa femme, le célèbre chanteur Bach Yen, il contribue depuis de nombreuses années à la recherche, à la promotion et au respect de la musique vietnamienne. Tran Quang Hai est né dans une famille avec cinq générations de musiciens dans le sud du Vietnam. Son père, le professeur Tran Van Khe, est bien connu pour aider à promouvoir la musique traditionnelle vietnamienne dans le monde et à l’honorer dans les domaines de la recherche et de la performance. M. Hai est diplômé du Conservatoire National de Saigon avant de s’installer en France pour étudier et étudier la musicologie à l’Université de la Sorbonne et l’ethnomusicologie au Collège des Sciences Sociales de Paris. Il a commencé ses recherches sur la musique orientale au Musée de l’Homme en 1968. L’année suivante, M. Hai a été nommé à un poste au Centre national de la recherche scientifique, alors qu’il était encore étudiant. Il a décidé de se concentrer sur les techniques de chant diphonique, qu’il a découvert en 1969. L’art, qui implique la production de deux sons simultanément à partir de la gorge, l’a rendu célèbre dans le monde entier comme l’expert numéro un en chant diphonique. « Après plusieurs mois de recherche, j’ai développé un système de méthodes pour le chant diphonique », rappelle l’ethnomusicologue. « Jusqu’à présent, j’ai eu 8 000 apprenants pour ce sujet dans 65 pays. » Le professeur Quang Hai a reçu plus de 30 prix internationaux pour ses études musicales. En 2002, le président français Jacques Chirac a décerné la médaille d’honneur de la Légion au Dr Hai en reconnaissance de sa contribution à la recherche sur le chant diphonique mondial. Un maître de l’acoustique, le chercheur de musique renommé peut jouer virtuellement divers instruments traditionnels vietnamiens tels que la cithare à 16 accords, le violon à deux accords, la flûte et même la cuillère. (Il a apporté beaucoup d’améliorations à la technique de jeu de cuillère.) Dr Quang Hai se considère comme un mélange de plusieurs types de musique – orientale et occidentale, traditionnelle et contemporaine. Sa musique est donc sans frontières. Il a dit qu’il a forgé une vision universelle du monde et de la musique vietnamienne. Il vise à combiner tous les genres de musique traditionnelle dans un typique de la musique du monde. Bien qu’ayant vécu à l’étranger pendant 45 ans, M. Hai a toujours regardé sa patrie avec un sentiment particulier. Il pratique le patriotisme à sa manière. L’interprète de musique-compositeur non seulement étudie la musique traditionnelle avec enthousiasme, mais fait aussi des efforts pour la préserver. Il a donné 3000 concerts dans plus de 60 pays pour présenter la musique diversifiée du pays. L’homme dédié a également produit plus de 30 CD audio et vidéo sur la musique vietnamienne en France, en Italie et aux États-Unis. Le professeur Quang Hai a composé plus de 400 chansons et morceaux de musique de toutes sortes, y compris le chant diphonique et la musique pour les instruments traditionnels vietnamiens. L’éminent scientifique a écrit de nombreux articles et livres pour des revues de renommée mondiale telles que Le Monde de la Musique (UNESCO), Journal of Asian Music Society (Université Cornell, États-Unis), Cahiers de Musiques Tradionnelles (Suisse) et Koukin Journal (Tokyo, Japon). Ses articles sur la musique vietnamienne et asiatique ont également été publiés sur New Grove Dictionary. L’ethnomusicologue Tran Quang Hai est membre de nombreuses sociétés de recherche musicale aux États-Unis, en France, au Royaume-Uni et en Belgique. Il a été conférencier invité de plus d’une centaine d’universités dans le monde et a donné plus de 1 500 discours à des élèves d’écoles européennes. Dr Hai a également assisté à plus de 130 festivals de musique internationaux. Son nom est apparu dans de nombreux livres, y compris le Dictionnaire de Biographie internationale (RU), International Who’s Who dans la musique (Royaume-Uni), les dirigeants de l’Europe 500 pour le nouveau siècle (US) et Officiel Planete (France). Danh sách bài viết TQH bằng ngoại ngữ Chủ đề hát đồng song thanh 1.Tran Quang Hai & Denis Guillou : Oriiginal Research and Acoustical Analysis in connection with the Xöömij Style of Biphonic Singing 2.Tran Quang Hai & Hugo Zemp : Recherches expérimentales sur le chant diphonique 3.Tran Quang Hai : About the terminology used in overtone/ undertone for the throat singing/ overtone singing 4.Tran Quang Hai : Recherches introspectives et expérimentales sur le chant diphonique 5.Tran Quang Hai : Throat Singing vs. Overtone Singing / Tradition vs. Experiment: A Case of Harmonic Singing 6.Tran Quang Hai : Method of Learning of Overtone Singing Khoomei 7.Tran Quang Hai : Harmonic Resonantial Voice vs. Diphonic or Formantic Voice – Physiology and Acoustics of Vocal Production in Religious Music 8.Tran Quang Hai : Ethnomusicology: The Contemporary use of Tuvan Overtones in Western Music 9. Tran Quang Hai : Musique Touva Chủ đề nhạc Việt Nam 1. Tran Quang Hai : An Introduction to Vietnamese Music 2. Tran Quang Hai : Musique de la Diaspora vietnamienne 3. Tran Quang Hai : Vietnamese Music in Exile since 1975 4. Tran Quang Hai : Music of the Montagnards of Vietnam 5. Tran Quang Hai : Westernizatiiion & Modernization of the Gong of the Highlands of Central Vietnam 6. Tran Quang Hai : Entretien avec Tran Quang Hai , ethnomusicologue 7. Tran Quang Hai : An Interview with Prof.Dr Tran Van Khe ![]() ![]() Paperback – October 11, 2018 ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() • Dictionary of International Biography, ấn bản thứ 15, Anh quốc • Men of Achievement, ấn bản thứ 5, 6, và 7, Anh quốc • International Who’s Who in Music, từ ấn bản thứ 8 cho tới hiện nay (2008), Anh quốc • Who’s Who in Europe, ấn bản thứ 2 và 3, Anh quốc • Men and Women in Distinction, ấn bản thứ 1 và 2, Anh quốc • International Register of Profiles, ấn bản thứ 4 và 5 , Anh quốc . • International Who’s Who of Intellectuals, ấn bản thứ 2 và 3, Anh quốc • The First Five Hundred, ấn bản thứ nhất, Anh quốc • Who’s Who in the World, từ ấn bản thứ 5 tới nay (2008), Hoa Kỳ • 5,000 Personalities in the World, ấn bản thứ nhất, Hoa kỳ • International Directory of Distinguished Leadership, ấn bản thứ nhất, Hoa Kỳ • International Book of Honor, ấn bản thứ nhất, Hoa Kỳ • Who’s Who in Entertainment, ấn bản thứ 3, Anh quốc • Who’s who in France, từ ấn bản thứ 29 tới nay (2008), Pháp • Nouvelle Dictionnaire Européen, từ ấn bản thứ 5 tới ấn bản thứ 9, Bỉ • Who’s Who in International Art, ấn bản thứ nhất, Thụy Sĩ • Vẻ Vang Dân Việt – The Prid of the Vietnamese, quyển 1, ấn bản thứ 1 và 2, Hoa Kỳ • Fils et Filles du Viet Nam , ấn bản thứ nhất, Hoa Kỳ • Tuyển tập nghệ sĩ (Selection of Artists), quyển 1, Canada • Guide du Show Business, từ 1986 tới nay (2008), Pháp • The Europe 500 Leaders for the New Century, Barons Who’s Who, Hoa Kỳ • QUID, từ 2000 tới nay (2008) , Pháp • 500 Great Minds of the Early 21st Century, Bibliotheque World Wide, Hoa Kỳ • Officiel Planète,từ năm 2000 tới nay (2008), nhà xuất bản IRMA, Pháp NHỮNG BIẾN CỐ QUAN TRỌNG TRÊN THẾ GIỚI Nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên tham gia trình diễn tại những biến cố lịch sử quan trọng trên thế giới • 1988 : 200 năm thành lập xứ Úc • 1989 : 200 năm Cách mạng Pháp • 1991 : 700 năm thành lập xứ Thụy Sĩ • 1992 : 350 năm thành lập thành phố Montréal, Canada • 1992 : 500 năm khám phá Mỹ châu của Chritophe Colombus • 1994 : 600 năm thành lập thủ đô Seoul, Đại Hàn • 1996 : 50 năm vua Thái Lan trị vì • 2000 : 100 năm thành lập âm thanh viện Berlin, Đức • 2004 : Genova , thành phố văn hóa Âu châu, Ý • 2004 : Lille , thành phố văn hóa Âu châu, Pháp • 2005 : 100 năm xứ Na Uy được độc lập . Nhạc sĩ Việt Nam tham gia nhiều nhất Ngày Lễ Âm nhạc do Pháp đề xướng từ lúc đầu tiên vào năm 1982, rồi năm 1984, 1985 , 1987, 1989 tại Paris, rồi năm 1991 tại đảo La Réunion, rồi năm 2000, 2001 tại Paris, năm 2002 tại Beirut (Lebanon) Nhạc sĩ Việt Nam duy nhất đàn nhạc phim của các nhà viết nhạc phim của Pháp như Vladimir Cosma, Philippe Sarde, Maurice Jarre, Gabriel Yared, Jean Claude Petit , và trình diễn những nhạc phẩm đương đại của các nhà soạn nhạc như Nguyễn Văn Tường, Bernard Parmegiani, Nicolas Frize, Yves Herwan Chotard. Nhạc sĩ Việt Nam duy nhất đã trình diễn trên 3.000 buổi giới thiệu nhạc Việt tại 65 quốc gia từ năm 1966, 1.500 buổi cho học sinh các trường học ở Âu Châu, giảng dạy tại hơn 100 trường đại học trên thế giới, tham dự trên 130 đại hội liên hoan âm nhạc quốc tế và có trên 8.000 người theo học hát đồng song thanh. ![]() ![]() ![]() ![]() ![]() Ông còn cho biết hai bài thơ mà ông và bà viết cho nhau trong ngày kỷ niệm 40 năm chung sống: “Tôi đã xướng thơ kỷ niệm 40 năm thành hôn vào ngày 17-6 như sau: Bốn mươi năm hạnh phúc bên nhau Kỷ niệm hôm nay lắm ngọt ngào Chồng vợ ngày ngày chung cuộc sống Tình yêu gìn giữ suốt đời sau! Và Bạch Yến đã hoạ lại, cũng vào ngày 17-6: Đã bốn mươi năm diễn với nhau, Nhờ ca đàn hát bạn đông ngào Năm châu bốn biển không chùn bước Mong mãi còn vui tới kiếp sau”. http://cothommagazine.com/index.php?option=com_content&task=view&id=1393&Itemid=47 |
Share this:
BĂNG HUYỀN: Chiều văn học nghệ thuật ra mắt sách Trần Quang Hải- 50 Năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt
In « TRAN QUANG HAI »
PHAN ANH DŨNG biên soạn:NHẠC SĨ TRẦN QUANG HẢI RA MẮT SÁCH Ở NAM CALIFORNIA – Tháng 2, 2019
In « TRAN QUANG HAI »
Trần Việt Hải : Đôi dòng liên lạc giới thiệu GS NS Trần Quang Hải nhân dịp ra mắt sách tại CSU Long Beach, California ngày 10.02.2019
In « TRAN QUANG HAI »2019PHAN ANH DŨNG biên soạn : NHẠC SĨ TRẦN QUANG HẢI RA MẮT SÁCH Ở NAM CALIFORNIA – Tháng 2
Post navigation
Previous PostConcert de musiques traditionnelles et innovantes avec Tran Quang Hai , Bach Yen et Mai Thanh Nam, au Centre Mandapa,6 rue Wurtz 75013 Paris, Dimanche 17 mars 2019 à 15hNext PostPHAN ANH DŨNG biên soạn:NHẠC SĨ TRẦN QUANG HẢI RA MẮT SÁCH Ở NAM CALIFORNIA – Tháng 2, 2019