NGUYỄN THỊ MỸ LIÊM Học hàm/Học vị: Phó Giáo sư – Tiến sĩ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
1973 – 1982: Trung cấp Ngành Biểu diễn Đàn Tranh, Trường Quốc gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn – nay là Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
1982 – 1987: Đại học ngành Biểu diễn Đàn Tranh Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
1990 – 1995: Đại học chuyên ngành Lý Luận âm nhạc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
1995 – 1997: Cao học ngành Lý Luận âm nhạc Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh.
1997 – 2000: Cao học và lấy bằng Thạc sĩ ngành Âm nhạc học – chuyên ngành Âm nhạc dân tộc học tại Đại học Montreal – Canada.
2002 – 2007: nghiên cứu sinh và lấy bằng Tiến sĩ tại Viện Văn hóa – nghệ thuật Việt Nam.
CÔNG TÁC:
1987 – 1997: giảng dạy các môn Ký xướng âm, Dân ca Khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh.
2000 – nay: giảng dạy các môn: Ký Xướng Âm, Dân Ca, Âm nhạc Việt Nam, Âm Nhạc Học (Phương Pháp luận chuyên ngành Lý Luận), Lý luận Âm nhạc, Phương Pháp nghiên cứu Khoa học… tại Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh.
2002 – nay: cộng tác với các báo chuyên ngành như Nghiên cứu Văn hóa Nghệ Thuật, Thông báo Khoa học của Viện Âm nhạc, báo Âm nhạc Việt Nam (Hội Nhạc sĩ Việt Nam), Sóng Nhạc (Hội Âm nhạc Tp. Hồ Chí Minh)…
CÁC CHỨC VỤ ĐẢM NHẬN:
2002 – 2004: Phó trưởng Phòng Quản Lý khoa học và Sau Đại học Nhạc viện Tp.Hồ Chí Minh
2004 – 2006: Trưởng Phòng Quản Lý khoa học và Sau Đại học Nhạc viện Tp. Hồ Chí Minh
TTO – Nhiều ý kiến chỉ trích hệ thống giáo dục
của ta chưa quan tâm, chăm chút cho việc giáo dục âm nhạc cổ điển. Thay
vì đăng đàn tranh luận, có một người phụ nữ 15 năm qua đã lặng lẽ tìm
giải pháp cho câu chuyện này.
Nghệ sĩ opera Khánh Trang biểu diễn trong chương trình hòa nhạc cho giới trẻ đêm 23-3 – Ảnh: ĐỖ DƯƠNG
1. « Có
thể trong số quý vị ở đây, có người lần đầu tiên đến với khán phòng của
Nhạc viện TP, có người đã tới những phòng hòa nhạc sang trọng và đẳng
cấp hơn nhiều lần nhưng xin quý vị hãy nhớ giúp điều này, đây là một
chương trình chúng tôi muốn dành cho những khán thính giả trẻ, những
người đang học hoặc chưa học nhưng muốn biết về nhạc cổ điển« .
Đó là lời mở đầu của chị Nguyễn Thúy Uyển – giảng viên piano Nhạc viện TP.HCM, tại chương trình Hòa nhạc cho giới trẻ số đặc biệt nhân kỷ niệm tròn 15 năm thực hiện dự án giáo dục âm nhạc này trong tối 23-3.
15
năm qua, người phụ nữ đầy tâm huyết đó đã tự « giao việc » cho mình: sáng
lập và kết nối những người « đồng thanh tương ứng », nỗ lực duy trì từng
số chương trình hòa nhạc dành cho cộng đồng.
Kể từ chương trình hòa nhạc đầu tiên mang tên Những giai điệu cổ điển được yêu thích ra đời vào tháng 4-2004, tới năm 2013 lấy tên là Hòa nhạc cho thính giả trẻ
(vốn được gợi ý từ các buổi hòa nhạc có thuyết trình của nhạc trưởng,
nghệ sĩ dương cầm người Mỹ Leonard Bernstein), tới nay hơn 50 chương
trình đã được thực hiện với hàng ngàn thính giả, đặc biệt là công chúng
trẻ.
Theo dõi cách dẫn dắt về cả kiến thức lẫn lối thưởng
ngoạn âm nhạc trong kịch bản chương trình, rồi cách thể hiện của « MC
đặc biệt » Nguyễn Thúy Uyển, người ta không thể không nghĩ về một triết
lý giáo dục tuyệt vời từng được nhà văn, nhà triết học nổi tiếng người
Pháp thế kỷ 16 – ông Michel de Montaigne – chia sẻ: Người thầy giỏi
không phải là một người đứng trên đỉnh núi cao và vẫy gọi học trò leo
lên đó với mình, mà phải là người tận tình đi xuống chân núi để dẫn dắt
học trò leo từng bậc lên đỉnh núi đó.
Giảng viên Nguyễn Thúy Uyển
Trong
giáo dục âm nhạc, có một sức mạnh rất lớn là khơi gợi được
niềm cảm hứng trong tâm hồn chúng ta. Rất tiếc là những cách
giảng dạy cũng như các chương trình giáo dục âm nhạc đang được
áp dụng hiện nay chưa làm được chuyện này.
Giảng viên Nguyễn Thúy Uyển
2.
Trong khuôn khổ một chương trình có thời lượng hai giờ, người nghe được
hiểu và thưởng thức nhiều phong cách âm nhạc cổ điển khác nhau, từ Ciel
de Séville của Mario Maciocchi (Ý), Verano Porteno của Astor Piazzolla
(Argentina), Cancion y Danza của Antonio Ruiz-Pipó (Tây Ban Nha) tới
Etude No.3 của Franz Liszt (Hungary) và Eine Kleine Nachtmusik của
Mozart (Áo)… mà không cảm thấy khó khăn hay quá tải.
Đó
là bởi cách vừa trình bày những điểm nhấn thú vị về kiến thức, vừa minh
họa trực tiếp bằng chính những đoạn nhạc cụ thể của người dẫn chương
trình, bởi cách chọn những tiết mục biểu diễn tương đối gần gũi có thời
lượng vừa phải, trung bình từ 4-6 phút, để không « làm khó » những khán
thính giả không chuyên.
Chính bởi sự không « tham » cả về
kiến thức lẫn dung lượng đã khiến nhiều em nhỏ trong khán phòng vẫn có
thể tập trung với sự thích thú đầy đủ nhất mà không cần phải cố gắng.
Nhiều khán giả hào hứng với
trò chơi kiến thức khi người dẫn chương trình mời mọi người vỗ tay bắt
chước một tiết tấu trong bản nhạc của Mozart, và sau đó chị thể hiện
chính những tiết tấu đó lại trên piano. Không ít người thích thú ồ lên,
giống như kiểu « nếu hiểu được tiết tấu rõ ràng như vậy thì việc nghe
nhạc cổ điển đâu đến nỗi quá khó và thật thú vị làm sao! ».
Nhưng
không chỉ là kiến thức, là cách dẫn dắt, cảm nhận trực quan khi xem và
nghe âm nhạc tại khán phòng còn có một tác động rất đặc biệt với mỗi
người.
Hãy cứ nhìn vào gương mặt say sưa, hạnh phúc và
sự nâng niu trong mỗi ca từ cất lên của ca sĩ opera giọng soprano Khánh
Trang với bản Ave Maria của Giulio Caccini, khán giả còn như được lan
tỏa và bị thuyết phục bởi một tình yêu không cần giải thích với âm nhạc
bác học.
3. Chia sẻ với Tuổi Trẻ, nghệ sĩ Thúy
Uyển – « bà mẹ » đã « sinh và dưỡng » chương trình hòa nhạc cho giới trẻ
suốt 15 năm qua – cho rằng sở dĩ chương trình thành công vì « đã đem
đúng những gì mà thính giả trẻ đang cần, đó là nguồn cảm
hứng.
Ở bất cứ giai đoạn nào của việc học,
không phải chúng ta học thêm nhiều kiến thức là tốt mà điều
quan trọng hơn là nuôi dưỡng và duy trì nguồn cảm hứng, năng
lượng cảm xúc và âm nhạc chính là phương tiện tốt nhất của
việc này ».
Đồng
hành cùng chương trình « Hòa nhạc cho thính giả trẻ » là nghệ sĩ dương
cầm Trần Như Vĩnh Lạc, giảng viên guitar Nguyễn Thị Phương Thư, nghệ sĩ
guitar cổ điển Nguyễn Thanh Huy, nghệ sĩ oboe Đặng Phú Vinh, ca sĩ opera
Nguyễn Khánh Trang, giảng viên khoa thanh nhạc Cổ Tấn Thu Hương, nghệ
sĩ saxophone Quách Tiến Dũng, nghệ sĩ piano Trần Thị Minh Nguyệt.
Theo thạc sĩ Nguyễn Thúy Uyển, chương trình đứng được tới hôm nay là nhờ đã kết hợp được những đồng nghiệp say mê biểu diễn. Họ cũng là những người rất chân thành và nghiêm túc trong việc tập luyện chương trình, vẫn dành một sự trọn vẹn của tâm hồn cho âm nhạc, dù bản thân mỗi người đều có những áp lực riêng về cơm áo gạo tiền.
TT
– Nghệ sĩ piano Bích Trà (đang sống và làm việc tại Anh) sẽ có buổi gặp
gỡ với bạn yêu âm nhạc cổ điển tại TP.HCM trong buổi trò chuyện mang
chủ đề Talk Classical – trò chuyện cùng Bích Trà vào 14g30 ngày 19-8 tại
Tea Coffee Tree (86 Nguyễn Du, Q.1).
D.KIM THOA