Hát Then – Đàn Tính không phải là Then cúng (then tín ngưỡng) mà là hình thức sinh hoạt ca hát trong đời sống cộng động. Then cúng có một thời dài bị nhà nước cấm. Những người yêu âm nhạc Then các dân tộc Tày, Nùng, Thái đã lấy nhạc Then phổ lời mới hát cho sướng. Dần dà lối hát này đã được phổ cập rất rộng rãi trong đời sống văn hóa cộng đồng các dân tộc. Ngày nay lối sinh hoạt nghệ thuật này đã trở thành sinh hoạt chính thức. Cứ 2 năm một lần, Bộ VHTT&DL lại tổ chức một liên hoan cho lối sinh hoạt này, gọi là Liên Hoan Hát Then – Đàn Tính toàn quốc.
25,256 views•May 11, 2016 5715ShareSavetoan nong 103 subscribers Tại Cao Bằng Viện Âm nhạc Việt Nam đã tiến hành ghi hình phục vụ cho việc xây dựng hồ sơ đề cử Quốc gia “Then Tày, Nùng, Thái Việt Nam” trình UNESCO, đề nghị đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Hát Then được vinh danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
138 views•Dec 12, 2019 21ShareSaveBáo 42K subscribers Thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 13/12 cho biết: Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Thông tin từ Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ngày 13/12 cho biết: Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Vào hồi 15 giờ 23 phút ngày 12/12/2019 giờ địa phương (3 giờ 23 phút ngày 13/12/2019 giờ Việt Nam), tại Phiên họp Ủy ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Bogotá, Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Việc UNESCO vinh danh hát Then là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đã góp phần khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, cộng đồng, dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO.Thực hành nghi lễ Then thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới.Thay mặt Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cùng cộng đồng thực hành nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Lê Thị Thu Hiền đã cam kết thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ các giá trị của thực hành Then; cảm ơn Hội đồng thẩm định, thành viên của Ủy ban Liên Chính phủ, Ban thư ký đã làm việc tận tình để ghi danh di sản này của Việt Nam.Theo Ủy ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đáp ứng 5 tiêu chí để ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.Đầu tiên là thực hành Then ở Việt Nam tạo thành một phần cơ bản trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh mối quan hệ giữa con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa, âm nhạc Nhờ các chức năng văn hóa xã hội, Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục, truyền thống văn hóa ở Việt Nam.Việc ghi danh Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam sẽ làm nổi bật sự đóng góp của di sản trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc khác nhau; thu hút sự chú ý đến các di sản khác trên khắp thế giới, bao gồm các thực hành nghi lễ, nghi lễ mang tính xuất nhập thần và nghi lễ shaman.Sức sống của di sản được đảm bảo bởi các cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng, những người mời thầy Then đến làm lễ cầu sức khỏe, cầu an và cầu mùa Từ năm 2001, Chính phủ đầu tư kinh phí từ các Chương trình quốc gia về văn hóa để bảo vệ di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong đó có nghi lễ Then.Các biện pháp bảo vệ được đề xuất theo định hướng mà chương trình này khởi xướng, gồm: Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn để bảo vệ, phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và tạo điều kiện phù hợp phục vụ nghiên cứu; triển khai các hoạt động nhận diện, kiểm kê và tư liệu hóa; nghệ nhân dân gian truyền dạy kiến thức bằng cách kết hợp đưa hát Then, tính tẩu vào chương trình giảng dạy ở trường, xuất bản các ấn phẩm để nghiên cứu, giảng dạy, quảng bá, di sản Then bằng cách thúc đẩy, khuyến khích những người trẻ quan tâm đến việc thực hành Các cộng đồng và nghệ nhân đã tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản.Nghệ nhân dân gian và các cộng đồng liên quan tích cực tham gia vào tất cả các giai đoạn chuẩn bị hồ sơ đề cử thông qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị và tập huấn Các cộng đồng, nhóm người, cá nhân, câu lạc bộ, thầy Then và gia đình đang thực hành Then đều thể hiện sự đồng thuận một cách tự nguyện bằng văn bản, thông qua các bản ghi âm, ghi hình, bao gồm cả ý kiến về mong muốn hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đề cử cũng như các cam kết của họ để bảo vệ di sản văn hóa.Di sản Then của 11 tỉnh lần lượt được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia kể từ năm 2012; Danh mục được cập nhật gần đây nhất vào năm 2017 Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm duy trì, cập nhật danh mục kiểm kê Hàng năm, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao ở các tỉnh có di sản Thực hành Then có trách nhiệm phối hợp với đại diện của cộng đồng và các nghệ nhân liên quan để cập nhật FaceBook: https://www.fb.com/videobaovietnam Twitter: https://twitter.com/videobaovietnam
Hát Then được UNESCO công nhận di sản phi vật thể đại diện nhân loại Tày, Nùng, Thái
51 views•Dec 17, 2019 210ShareSaveUpdate cập nhật mới nhất Cuối cùng Hát Then được UNESCO vinh danh Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (đa số những bài hát then đều hát theo tiếng dân tộc Tày, Nùng, Thái bạn nào biết tiếng mới hiểu được họ hát gì nhưng một số bài then vẫn có dịch sang tiếng phổ thông (Kinh)) Tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, Thủ đô Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. hầy Then mặc lễ phục và vừa hát tiếng dân tộc mình vừa gảy tính tẩu, xóc chùm xóc nhạc, phất quạt; có buổi lễ còn có tốp nữ múa phụ họa. Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ, và các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan, một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then một năm. Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam. Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đáp ứng các tiêu chí để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. #hatthen#unescohatthen#hatthentaynungthai Cám ơn các bạn đã theo dõi chúc các bạn vui vẻ Nếu các bạn thấy hay hay nhận Like, share hoặc đăng ký để nhận được cập nhật video mới nhất. Thank you for Watching! for the follow up, Subscribe to the channel Sub: https://goo.gl/2N1zIa
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại
13/12/2019 | 07:01
Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam vừa chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Vào hồi 15 giờ 23 phút ngày 12/12/2019, giờ địa phương, (3 giờ 23 phút ngày 13/12/2019- giờ Việt Nam) tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, thủ đô nước Cộng hòa Colombia, di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Đoàn Việt Nam tại Phiên họp Uỷ ban Liên Chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 14 của UNESCO diễn ra tại Bogotá, thủ đô nước Cộng hòa Colombia (ảnh Phạm Cao Quý)
Then, một thực hành nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, phản ánh các quan niệm về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Các lễ Then diễn tả hành trình Thầy Then (Ông Then, Bà Then) điều khiển đoàn âm binh đi từ Mường Đất lên Mường Trời để dâng lễ vật và thỉnh cầu trong lễ: cầu an, chữa bệnh, cầu mùa, chúc mừng năm mới… Khi các Thầy Then cất tiếng hát, gảy tính tẩu là khởi đầu cuộc hành trình. Tùy theo mục đích của việc cầu cúng mà Thầy Then sẽ bày mâm cúng và cầu khấn trước bàn thờ Then những vị thần bản địa khác nhau. Thầy Then thường sử dụng các đồ vật như: kiếm trừ tà, thanh âm dương, chuông… để thực hiện lễ Then tại nhà tín chủ, ở ngoài trời hoặc tại bàn thờ Then ở nhà của Thầy Then. Thầy Then mặc lễ phục và vừa hát tiếng dân tộc mình vừa gảy tính tẩu, xóc chùm xóc nhạc, phất quạt; có buổi lễ còn có tốp nữ múa phụ họa. Then luôn luôn được trao truyền bằng truyền khẩu khi thực hành nghi lễ Then, thể hiện sự kế tục giữa các thế hệ, và các thầy Then đóng vai trò chính yếu trong việc chuyển giao các kỹ năng và bí quyết liên quan, một số thầy Then thực hiện khoảng 200 nghi lễ Then một năm. Di sản Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc (Bắc Giang, Bắc Kạn, Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Tuyên Quang), vùng Tây Bắc (Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai) và một số địa phương khác ở Việt Nam.
Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đáp ứng nhiều tiêu chí của UNESCO
Theo Uỷ ban Liên Chính phủ về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, hồ sơ đề cử di sản văn hóa phi vật thể Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam đáp ứng những tiêu chí sau để đăng ký vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại:
Tiêu chí R.1: Thực hành Then ở Việt Nam tạo thành một phần cơ bản trong đời sống tinh thần của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh mối quan hệ giữa con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ. Nghi lễ Then thể hiện bản sắc văn hóa của các dân tộc này, từ phong tục đến nhạc cụ, múa và âm nhạc. Nhờ các chức năng văn hóa xã hội, Then góp phần giáo dục đạo đức, lối sống nhân đạo và bảo vệ các phong tục và truyền thống văn hóa ở Việt Nam.
Tiêu chí R.2: Việc ghi danh Nghi lễ Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam sẽ làm nổi bật sự đóng góp của di sản trong việc giữ gìn bản sắc dân tộc và củng cố tình đoàn kết giữa các dân tộc khác nhau. Việc ghi danh cũng sẽ thu hút sự chú ý đến các di sản khác trên khắp thế giới, bao gồm các thực hành nghi lễ, nghi lễ mang tính xuất nhập thần và nghi lễ shaman.
Tiêu chí R.3: Sức sống của di sản được đảm bảo bởi các cá nhân, gia đình hoặc cộng đồng, những người mời thầy Then đến làm lễ cầu sức khỏe, cầu an và cầu mùa. Từ năm 2001, Chính phủ đầu tư kinh phí từ các Chương trình quốc gia về văn hóa để bảo vệ di sản văn hóa của các cộng đồng dân tộc Việt Nam, trong đó có nghi lễ Then. Các biện pháp bảo vệ được đề xuất theo định hướng mà các chương trình này khởi xướng, bao gồm việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn để bảo vệ và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể; khuyến khích các hoạt động nghiên cứu và tạo điều kiện phù hợp phục vụ nghiên cứu; triển khai các hoạt động nhận diện, kiểm kê và tư liệu hóa; nghệ nhân dân gian truyền dạy kiến thức bằng cách kết hợp đưa hát Then và tính tẩu vào chương trình giảng dạy ở trường và xuất bản các ấn phẩm để nghiên cứu, giảng dạy, quảng bá, di sản Then bằng cách thúc đẩy, khuyến khích những người trẻ quan tâm đến việc thực hành. Các cộng đồng và nghệ nhân đã tích cực tham gia vào việc lập kế hoạch, đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản.
Tiêu chí R.4: Nghệ nhân dân gian và các cộng đồng liên quan tích cực tham gia vào tất cả các giai đoạn chuẩn bị hồ sơ đề cử thông qua các cuộc họp, hội thảo, hội nghị và tập huấn. Các cộng đồng, nhóm người, cá nhân, câu lạc bộ, thầy Then và gia đình đang thực hành Then đều thể hiện sự đồng thuận một cách tự nguyện bằng văn bản và thông qua các bản ghi âm, ghi hình, bao gồm cả ý kiến về mong muốn hỗ trợ chuẩn bị hồ sơ đề cử cũng như các cam kết của họ để bảo vệ di sản văn hóa.
Tiêu chí R.5: Di sản Then của 11 tỉnh lần lượt được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia kể từ năm 2012; Danh mục được cập nhật gần đây nhất vào năm 2017. Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch của Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm duy trì và cập nhật danh mục kiểm kê. Hàng năm, các Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch/Sở Văn hóa và Thể thao ở các tỉnh có di sản Thực hành Then có trách nhiệm phối hợp với đại diện của cộng đồng và các nghệ nhân liên quan để cập nhật danh mục kiểm kê.
Ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam
Theo Cục Di sản Văn hóa, việc UNESCO ghi danh Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa, khuyến khích đối thoại giữa các cá nhân, các cộng đồng và các dân tộc khác nhau vì sự khoan dung, tình yêu và lòng bác ái đúng theo tôn chỉ và mục tiêu của Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO. Thực hành nghi lễ Then thể hiện tình đoàn kết giữa các tộc người, tôn trọng thế giới quan tộc người theo mục tiêu của UNESCO; giúp nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của di sản các cộng đồng dân tộc không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới./.
Inscrit en 2019 (14.COM) sur la Liste représentative du patrimoine culturel immatériel de l’humanité
Pratique rituelle essentielle de la vie spirituelle des ethnies tày, nùng et thái au Viet Nam, le then reflète des concepts relatifs aux êtres humains, à la nature et à l’univers. Les cérémonies du then décrivent un voyage au cours duquel le maître then (homme ou femme) guide les soldats fantômes dans leur trajet du royaume terrestre au royaume des cieux afin d’offrir des objets religieux et de prier pour la paix, la guérison, les récoltes, une bonne année, etc. Le maître then commence la cérémonie en chantant et en jouant du tính, une sorte de luth. En fonction de l’objectif du culte, les maîtres then organisent des voyages cérémoniels pour prier différents dieux natifs. Les maîtres then utilisent différents objets, comme des épées d’exorcisme, des baguettes yin et yang, des cloches, etc., pour réaliser les cérémonies dans la maison du croyant, en plein air ou à l’autel then de la maison du maître. Le maître porte une robe de cérémonie, chante dans la langue de son ethnie, joue du tính, fait tinter des clochettes et agite un éventail. Un groupe de danseuses participe à certaines cérémonies. La transmission du then est toujours orale et s’effectue pendant les rituels, reflétant sa pérennité à travers les générations. Les maîtres du then, qui peuvent effectuer jusqu’à 200 cérémonies par an, jouent un rôle essentiel dans la transmission des savoir-faire.Download
EN: Practices of Then by Tày, Nùng and Thái ethnic groups in Viet Nam FR: Les pratiques du then par les groupes ethniques Tày, Nùng et Thái au Viet Nam Representative ListFile reference: 1379
Practices of Then by Tày, Nùng and Thái ethnic groups in…Viet Nam Representative List 2019
Although ‘Then’ singing has a lot of special values, the heritage has been facing deformity and is in danger of disappearing. Font Size: |
NDO
– The ‘Then’ Singing Practice of Tay, Nung and Thai ethnic people in
Vietnam has been submitted to UNESCO in order to recognise it as a
global intangible cultural heritage of humanity. With the cultural and
artistic values, it can be said the ‘Then’ Singing Practice of Tay, Nung
and Thai ethnic people in Vietnam has many factors which are worthy of
the UNESCO‘s honour.
According
to a survey’s preliminary results, ‘Then’ singing can be found in 12
provinces across the country, especially in the mountainous northern
provinces, such as Tuyen Quang, Ha Giang, Cao Bang, Bac Can and Lang
Son. In addition, ‘Then’ singing is also present in many provinces in
the Northern Delta region such as Luc Ngan and Yen The districts of Bac
Giang province. It is interesting that as the Tay and Nung ethnic people
migrated to the Central Highlands, especially Dak Lak, they brought
‘Then’ singing to the land. Listed as a National Intangible Cultural
Heritage, the ‘Then’ Singing Practice has been submitted to UNESCO to
recognise it as a global intangible cultural heritage of humanity. Tuyen
Quang was selected as the province to compile a dossier on ‘Then’
singing in order to seek UNESCO recognition as an Intangible Cultural
Heritage.
‘Then’ singing and the “dan tinh” (gourd lute) have become a familiar
image associated with religious activities and folk performances of
Tay, Nung and Thai ethnic people in Vietnam. Over recent years,
researching, collecting and learning ‘Then’ singing remains personal but
has not been a national or international project.
According to Prof. Dr. To Ngoc Thanh, Chairman of the Vietnamese Folk
Arts Association, ‘Then’ singing is a highly valuable treasure on the
literature and art of the Vietnamese forefathers. The practice of ‘Then’
deserves to be nominated for recognition by UNESCO, especially as the
artists who mastered the cultural heritage are few and far between.
Thus, the number of young artists pursuing the art is growing.
In general, the Vietnamese public know of ‘Then’ singing and the “dan
tinh” (gourd lute). The practice of ‘Then’ singing is a type of
cultural ritual, including music, dances, singing and poetry. Musician
Dang Hoanh Loan affirmed that ‘Then’ is a special ritual of the Tay,
Nung and Thai ethnic people in Vietnam. The ritual is a heritage that
integrates many forms such as music, literature, history, and
philosophy, he added.
According to preliminary research, there are 1,000 lines of verses in
the ancient script, reflecting the sentiment and beliefs of many ethnic
groups in Vietnam. In the ‘Then’ epic, there are many typical dances
such as Sluông chau or Pay tang. It is known that, from the 50s of the
last century, the Institute of Music has recorded tapes and materials on
‘Then’ singing with the participation of many music researchers and
senior artisans. With such premises, the national dossier on ‘Then’
singing promises to be honored by UNESCO in the near future.
Dân trí Văn phòng Chính phủ mới
có văn bản về việc gửi Hồ sơ quốc gia “Thực hành Then của người Tày,
Nùng, Thái ở Việt Nam” trình UNESCO xét ghi danh vào Danh sách di sản
văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Theo đó, Bộ
VHTT&DL sẽ gửi hồ sơ “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở
Việt Nam” tới UNESCO trước ngày 31/3, để được dự xét trong năm 2018.
Từ bao đời nay, Then đã trở thành sinh
hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng
núi phía Bắc Việt Nam. Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian, loại
hình nghệ thuật hát Then chỉ có ở 5 tỉnh là Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,
Tuyên Quang, Hà Giang.
Từ
bao đời nay, Then đã trở thành sinh hoạt văn hóa tâm linh của đồng bào
các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Ảnh: TL.
Then là một loại hình nghệ thuật tổng hợp
chứa nhiều thành tố ngữ văn, âm nhạc, mỹ thuật, múa, diễn xướng dân
gian và có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội. Đồng bào các dân tộc
Tày, Nùng, Thái thường sử dụng hát Then vào những dịp trọng đại như hội
làng, cầu đảo của từng gia đình, dòng họ vào dịp năm mới…
Theo các nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian,
hát Then xuất hiện vào khoảng cuối thế kỷ XV, đầu thế kỷ XVI vào thời
nhà Mạc chạy lên Cao Bằng và xây dựng thành quách ở đó.
Theo truyền thuyết, trong số quan lại của
nhà Mạc có hai vị tên là Đế Phụng và Đế Đáng rất yêu âm nhạc và thích
ca hát, họ đã chế tạo ra tính tẩu và lập ra hai tốp hát để phục vụ cung
đình. Về sau dân chúng thấy hay nên bắt chước và được lưu truyền trong
dân gian. Theo thời gian, hát Then – đàn tính được lan rộng ra các tỉnh
miền núi phía Bắc và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng
bào các dân tộc Tày, Nùng, Thái.
PGS.TS Nguyễn Bình Định – Viện trưởng
Viện Âm nhạc, đơn vị đảm nhiệm lập hồ sơ di sản cho biết, trong việc xây
dựng hồ sơ, UNESCO yêu cầu phía tham gia phải là người dân, cộng đồng.
Vì thế, trong hồ sơ di sản Then có nhiều tỉnh tham gia thì điều cần
thiết là tính liên kết cộng đồng. Nhưng từ trước đến nay, chưa có loại
hình nghệ thuật nào của bà con các dân tộc vùng núi phía Bắc được công
nhận danh hiệu di sản của UNESCO nên quá trình xây dựng gặp rất nhiều
khó khăn.
Theo PGS Nguyễn Bình Định, với kinh
nghiệm trước đây từng làm hồ sơ cho Ca trù, Đờn ca tài tử, Hát bài chòi…
thì việc xây dựng hồ sơ cho Then có những thuận lợi là các thầy Then ở
địa phương vẫn còn nhiều, các nghi lễ tín ngưỡng vẫn còn được thực hiện
và một phần không kém quan trọng là hiện vật, sách Then bằng tiếng Tày –
Hán vẫn còn được gìn giữ nhiều trong những gia đình có truyền thống làm
thầy Then. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, nghi lễ Then không được
thực hiện vì lý do mê tín đã rơi vào tình trạng trầm lắng, phải phục
dựng lại.
Do vậy việc làm hồ sơ cho Then cũng gặp
phải không ít khó khăn. Then tồn tại và phát triển ở địa bàn các tỉnh
vùng núi phía Bắc, cho nên việc đi lại của các chuyên gia cũng không dễ
dàng.
Trong hành trình hoàn thiện Hồ sơ cho
“Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam” việc dịch lời các
bài Then cũng là một trở ngại lớn. Đơn cử như người biết tiếng Tày cũng
chưa chắc dịch được các bài hát hát Then. Bởi nhiều bài là tiếng cổ,
cộng với phải hiểu biết, có kiến thức về tín ngưỡng, tâm linh, dân tộc
thì mới dịch được.
“Vì thế, khi làm hồ sơ, chúng tôi đã yêu
cầu mỗi tỉnh phải cung cấp một chuyên gia hiểu biết về Then dịch lời rồi
mới chọn lọc đưa vào hồ sơ. Chúng tôi từng làm một lễ cấp sắc ở Bắc
Cạn, phải dịch lời mất hai tháng mới xong”, PGS.TS Nguyễn Bình Định cho
hay.
GS.TSKH Tô Ngọc Thanh nhận định: “Then là
một không gian văn hóa dân tộc, một tác phẩm văn học nghệ thuật dân
gian đa dạng, vừa phản ánh, miêu tả, vừa gửi gắm, nhắn nhủ những ngọt
bùi, đắng cay của cuộc sống ông cha”.
Theo
GS Tô Ngọc Thanh, nếu gạt bỏ những yếu tố mê tín đối với việc chữa bệnh
thì Then là một không gian văn hóa dân tộc, một tác phẩm văn học nghệ
thuật dân gian đa dạng. Ảnh: TL.
Theo GS Tô Ngọc Thanh, trong việc nhìn
nhận giá trị của thực hành Then cần có sự phân biệt rạch ròi giữa Then
cổ và Then mới, giữa Then nghi lễ và Then văn nghệ, nhất là không thể
dựa vào Then mới, Then văn nghệ với các lời đã được cải biên để bảo tồn
Then cổ, Then nghi lễ.
“Nếu gạt bỏ những yếu tố mê tín đối với
việc chữa bệnh mà ngày nay thực tế cũng không còn mấy ai tin thì Then là
một không gian văn hóa dân tộc, một tác phẩm văn học nghệ thuật dân
gian đa dạng, vừa phản ánh, vừa mô tả, vừa gửi gắm nhắn nhủ những đắng
cay của cuộc sống của ông cha. Có thể tìm thấy trong Then không chỉ các
thể thơ dân tộc, mà còn cả những biện pháp tu từ, ẩn dụ của nghệ thuật
ngôn từ; những làn điệu của tầng dân ca, dân nhạc cổ xưa nhất, những
điệu múa đã song hành với Then không biết bao nhiêu năm tháng”, GS Tô
Ngọc Thanh nhấn mạnh.
Không những vậy, trong nhiều năm trở lại
đây việc cải biên, phát triển các làn điệu Then rất được các nhạc sĩ
người dân tộc thiểu số hết sức quan tâm. Những sáng tác đưa Then từ
không gian nghi lễ đến không gian sân khấu, đem lại nhiều hứng thú cho
không ít khán, thính giả.
Cùng với giá trị trong dân gian, kết hợp
các Liên hoan nghệ thuật hát Then – đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái
được tổ chức thường xuyên, nhằm nỗ lực thực hành Then trong cộng đồng,
di sản Then của Việt Nam đang có nhiều cơ hội để trở thành di sản văn
hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.