Hòa Tấu Đàn Bầu Phạm Đức Thành | Hòa Tấu Đàn Bầu Phạm Đức Thành Chọn Lọc Hay Nhất
2,449,836 viewsMar 20, 20167.2K1.2KShareSaveHòa Tấu Tuyển Chọn Hòa Tấu Đàn Bầu | Hòa Tấu Đàn Bầu Phạm Đức Thành Chọn Lọc Hay Nhất Tuyển chọn những ca khúc hòa tấu đàn bấu, độc tấu đàn bầu hay nhất của nghệ sĩ Phạm Đức Thành. Những bản nhạc vàng không lời, nhạc trữ tình không lời qua tiếng đàn bầu của Phạm Đức Thành trỡ nên dễ vào lòng người.
ĐÀN BẦU : A World of Music on One String / Jason NGUYỄN
4,727 viewsJul 19, 20181690ShareSaveTEDx Talks 32.2M subscribers The producer/musician SoulGook plays a unique traditional Vietnamese instrument that has just one string, making music that blurs the distinctions between genres, traditions, and generations. FB: @SoulGook / Instagram: @SoulGook / LinkedIn: Jason Nguyen / Twitter: @SoulGook / Youtube: @SoulGook / Website: soulgook.com Jason R. Nguyen (« SoulGook ») Performance Blending sixteen years of training in Vietnamese traditional music with his love for a good groove, SoulGook (Jason R. Nguyen) creates music that complicates the artificial boundaries of traditional and contemporary, old and new, Vietnamese and non-Vietnamese. Having studied for years under a distinguished master of the single-string instrument known as « đàn bầu, » he incorporates his fondness for traditional Vietnamese music into a repertoire that includes everything from R&B remixes of Vietnamese ballads to covers of pop-chart hits blended with the melodies of Vietnamese folk songs. Through performances that reach across genres and styles, SoulGook examines the social meanings we attach to music and engages with the nuances of cultural identity, hybridity, and history. Blending sixteen years of training in Vietnamese traditional music with his love for a good groove, SoulGook (Jason R. Nguyen) creates music that complicates the artificial boundaries of traditional and contemporary, old and new, Vietnamese and non-Vietnamese. Having studied for years under a distinguished master of the single-string instrument known as « đàn bầu, » he incorporates his fondness for traditional Vietnamese music into a repertoire that includes everything from R&B remixes of Vietnamese ballads to covers of pop-chart hits blended with the melodies of Vietnamese folk songs. Through performances that reach across genres and styles, SoulGook examines the social meanings we attach to music and engages with the nuances of cultural identity, hybridity, and history. Facebook/Instagram/Twitter/YouTube: @SoulGook Web: http://www.soulgook.com This talk was given at a TEDx event using the TED conference format but independently organized by a local community. Learn more at https://www.ted.com/tedx
THANH ÂM NGUỒN CỘI – Nghệ sĩ đàn bầu Phạm Đức Thành
21,816 viewsFeb 19, 20192587ShareSaveMONOCHORD MUSICIANS PHAM DUC THANH 77.1K subscribers #ĐànBầu#PhạmĐứcThành#VTV#ThanhÂmNguồnCội _____ • Đây là một đoạn cắt của chương trình Thanh Âm Nguồn Cội được phát sóng trên các đài truyền hình quốc gia Việt Nam VTV vào dịp tết Âm Lịch 2019. Kể về một quãng đường dài của nghệ thuật âm nhạc dân tộc trong suốt bao nhiêu năm qua, và các nghệ nhân, những con người đã dành cả cuộc đời cống hiến, bảo tồn cho vẻ đẹp nghệ thuật nước nhà. • Link đến video gốc : https://youtu.be/gRjU87awF_k _____ Hình ảnh trong clip thuộc về quyền sở hữu của VTV Master Dan Bau Pham Duc Thanh in Canada website: phamducthanh.com – danbau.com #phamducthanh#danbau#hoatau#nhackhongloi
(NEW)-CHƯƠNG TRÌNH TỰ HỌC ĐÀN BẦU HAY NHẤT DỄ HIỂU NHẤT CHO MỌI LỨA TUỔI: Đây là tài liệu do chính NS PHẠM ĐỨC THÀNH dạy rất kỹ cho các bạn mới học,Dạy qua Video, Dạy cả đọc nhạc kèm theo sách. SỐ PHONE CỦA CHÚNG TÔI LÀ : 096 123 9596 Email: masterdanbau@gmail.com
NSUT Nguyễn Mạnh Thắng Được nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1985.
NSUT Mạnh Thắng là một trong những nghệ sĩ chơi đàn Bầu chuyên nghiệp đầu tiên trong đoàn Nghệ thuật Quân đội. Ông cũng là người đầu tiên sử dụng đàn Bầu có mô-bin điện để phục vụ bộ đội và dân công trong chiến dịch Điện Biên Phủ.Khi hòa bình lập lại ở miên Bắc (1954) ông trở về Hà Nội và dạy ở trường Nghệ Thuật quân đội.
Năm 1957 ông mang cây đàn Bầu đi giới thiệu với bạn bè quốc tế ở Liên hoan Thanh niên sinh viêt thế giới tại Mát-xcơ-va (Thủ đô của Liên Xô cũ). Ông là nghệ sĩ duy nhất của đoàn được nhận Huy chương Vàng của Ðại hội. Ông là một trong những người sáng tạo ra cách gẩy đàn bằng que ngắn và có công đào tạo nhiều nghệ sĩ, chiến sĩ chơi đàn Bầu. Ông được tặng thưởng Huân chương Chiến công vì đã có thành tích sử dụng cây đàn Bầu có hiệu quả để phục vụ bộ đội và nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp.———–
Nhớ nghệ sĩ đàn bầu Mạnh Thắng.Nguồn: https://nhandan.com.vn/…/Nh%E1%BB%9B-ngh%E1%BB%87-s%C4….Cây đàn bầu của dân tộc đã có từ bao giờ cũng chưa ai có thể khẳng định được, nhưng đối với những người lính chúng tôi thì chỉ biết nó đã ra đời từ chiến dịch Ðiện Biên Phủ.
Ngày ấy, anh Mạnh Thắng cùng với anh Ðỗ Nhuận đã trăn trở với câu hỏi: phải làm thế nào giúp anh Mạnh Thắng có cây đàn bầu để cùng với cây sáo trúc của anh Ðỗ Nhuận song hành với nhau cùng phục vụ bộ đội và dân công ở Ðiện Biên Phủ. Thế rồi một cây đàn bầu đã ra đời, nó được làm từ một chiếc ‘ống bơ’ cộng với một đoạn của cây vầu già, dây đàn thì bằng dây thép do bộ đội thông tin cung cấp. Và chúng tôi gọi đó là đàn… ‘bơ’. Cây đàn được nhạc sĩ Ðỗ Nhuận – Trưởng đoàn Văn công Quân đội khi đó, khen là có tinh thần khắc phục khó khăn, nhưng ông còn muốn cây đàn bầu phải kêu to hơn thì mới có thể song hành với cây sáo trúc. Ông nói: ‘Dù thế nào cũng phải cho đàn bầu kêu to cho nhiều người nghe!’.
Thế là Mạnh Thắng la cà sang bộ phận thông tin của ông Hoàng Xuân Tùy – bộ phận Báo Quân đội nhân dân tại mặt trận Ðiện Biên. Hiểu được ước mơ của Ðỗ Nhuận và Mạnh Thắng, ông Tùy liền mời một kỹ sư thông tin tới để trao đổi ý kiến. Anh kỹ sư tên là Ðào Tiến Hoạt, gốc quê Hà Nội, bảo: ‘Anh đem cây đàn bầu sang đây’. Nghệ sĩ Mạnh Thắng phải đi đúng nửa ngày đường mới về đến nơi. Ðêm hôm đó, Mạnh Thắng gảy đàn bầu cho kỹ sư điện thông Hoạt nghe. Hình như tiếng đàn bầu lúc này vang hơn khiến nhiều anh bộ đội thông tin ở bên kia suối cũng nghe thấy tiếng đàn bầu! Nó nao nao nhớ xóm nhớ quê. Họ lần mò sang mỗi lúc một đông.
Thế là một cuộc ‘hội chẩn’ về cách khuếch đại âm thanh cho đàn bầu được tổ chức. Một tuần sau, nhạc sĩ Ðỗ Nhuận được nghe tiếng đàn bầu đúng như mong đợi. Ông thưởng cho nghệ sĩ đàn bầu Mạnh Thắng một gói thuốc lào Vĩnh Bảo. Gọi là gói cho oách chứ gói chỉ bằng một nhúm thôi. Qua vài lần nghệ sĩ Mạnh Thắng chạy đi chạy lại giữa văn công Tổng cục với lính thông tin của ông Hoàng Xuân Tùy mới có được một bộ biến áp tạm gọi là hoàn chỉnh.
Thế là trong ruột cây đàn bầu được ‘hiện đại hóa’. Cũng từ đấy, mỗi lần Mạnh Thắng biểu diễn đã được hàng nghìn bộ đội và dân công cùng thưởng thức, cổ vũ. Như vậy là, cùng với Hành quân xa củaÐỗ Nhuận, Hò kéo pháo của Hoàng Vân,… cây đàn bầu của nghệ sĩ Mạnh Thắng đã trở thành một trong những động lực nâng bước chân hành quân của bộ đội và dân công tiến vào Ðiện Biên Phủ giành thắng lợi cuối cùng.Hòa bình lập lại trên miền bắc, cây đàn bầu cùng nghệ sĩ Mạnh Thắng trở về Hà Nội và một chương trình nghệ thuật được chắt lọc từ chín năm kháng chiến để giới thiệu với nhân dân Hà Nội. Cũng là dịp tiếng đàn bầu Mạnh Thắng qua làn sóng của Ðài Tiếng nói Việt Nam truyền đến đồng bào miền nam. Sau khi nghệ sĩ Mạnh Thắng được tặng thưởng Huân chương Chiến công vì đã có thành tích sử dụng cây đàn bầu có hiệu quả để phục vụ bộ đội và nhân dân trong kháng chiến chống thực dân Pháp, anh lại phát huy hơn nữa về thế mạnh của cây đàn.
Năm 1957, Mạnh Thắng cùng cây đàn đi dự Ðại hội liên hoan thanh niên và sinh viên toàn thế giới lần thứ sáu tại Mát-xcơ-va (thủ đô Liên Xô trước đây). Cây đàn bầu của Việt Nam làm nhiều bạn bè thế giới phải ngạc nhiên, vì cây đàn chỉ có một dây mà lại có thể tạo nên mọi cung bậc. Anh là nghệ sĩ duy nhất của đoàn được nhận Huy chương Vàng của Ðại hội. Và cứ như thế, anh được đi dự nhiều Festival tổ chức nhiều nơi trên thế giới… Tiếng đàn bầu của Mạnh Thắng đã thật sự quyến rũ bạn trẻ thế giới. Và cũng từ cây đàn của anh mà các bạn nước ngoài hiểu sâu thêm về đất nước và con người Việt Nam. Một người bạn I-ta-li-a vui miệng gọi Mạnh Thắng là ‘Pa-ga-ni-li của Việt Nam’.Mạnh Thắng không chỉ dừng ở cách biểu diễn đàn bầu bằng cách cầm que gẩy nắm cả bàn tay, mà anh đã sáng tạo ra cách gẩy bằng hai ngón cái và ngón chỏ. Khi tuổi đã cao, anh tận tình truyền nghề cho nghệ sĩ Nguyễn Tiến những kỹ năng, kỹ xảo của cây đàn bầu. Và không phụ lòng Mạnh Thắng, nghệ sĩ Nguyễn Tiến đã đoạt Huy chương Vàng ở Festival lần thứ 10 tại Cộng hòa dân chủ Ðức năm 1973.
Nhân 60 năm kỷ niệm Ngày thành lập Ðoàn Ca múa Quân đội. Xin có đôi dòng như nén tâm nhang nhớ người anh, thế hệ đầu đàn của Ðoàn Ca múa Quân đội nhân dân Việt Nam.KHẮC TUẾ——————
NSUT Mạnh Thắng.Nguồn:https://bcdcnt.net/nghe-si/manh-thang-dan-bau.Tên khai sinh của ông là Nguyễn Mạnh Thắng, quê ở Hà Nội. Nguyên công tác tại Đoàn Ca Múa Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam.Nghệ sĩ Mạnh Thắng là nghệ sĩ độc tấu đàn bầu thế hệ đầu tiên ở Việt Nam. Ngoài những sân khấu trong và ngoài nước, ông còn biều diễn ở nhiều chiến trường phục vụ bộ đội trong thời chiến tranh. Tiếng đàn bầu của ông đã góp phần giới thiệu tâm hồn dân dộc Việt Nam với nhiều bạn bè thế giới một cách xuất sắc, đã một thời là niềm tự hào của những cộng đồng người Việt xa Tổ quốc.Ngoài ra, ông còn viết một số tác phẩm cho đàn bầu diễn tấu và một số giáo trình đàn bầu. Ông đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú năm 1984.