DẤU ẤN HUYỀN THOẠI – Những khoảnh khắc sân khấu cuối cùng đầy xúc động của ca sĩ Phi Nhung
543,309 viewsSep 28, 20217.9K292ShareSaveColor Man 2.24M subscribers #ColorMan —————– Color Man (Quý Ông Đa Sắc) là 1 người đam mê màu sắc bởi vì anh quan niệm rằng Cuộc sống muôn màu muôn vẻ. Thiếu vắng màu sắc, cuộc sống sẽ buồn tẻ và vô vị. Từng sản phẩm trên kênh Color Man đều đa màu sắc như chính con người anh vậy. Tất cả chỉ vì 1 mong muốn duy nhất: điểm tô cuộc sống và mang đến niềm vui cho mọi người. ——– 👉 Đăng ký kênh Color Man ngay để theo dõi những video thú vị: https://goo.gl/N1CQgP 👉 Theo dõi Fanpage Color Man: https://www.facebook.com/colorman2018/ 👉 Theo dõi Group kín của Color Man tại đây: https://www.facebook.com/groups/21607…
Ca sĩ Kim Bằng sau một thời gian ngắn phát hiện căn bịnh ung thư phổi rồi lên não đã từ giã cõi trần vào lúc 5g30 sáng thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2021 tại thành phố Reno (tiểu bang Nevada). Hưởng thọ 82 tuổi.Ca sĩ Kim Bằng là giọng hát cùng thời với Bạch Yến, Bích Chiêu, Mỹ Hòa… và cũng là người bạn rất thân với Ngọc Mỹ (Mimi Sugarn). Theo lời kể lại của nhiều đồng nghiệp, ca sĩ Kim Bằng thích uống rượu, khiêu vũ, con người trực tính, không màu mè, thấy chuyện bất bình thường lên tiếng ngay. Một lần, có một người tới Club chị đang hát gây sự với một nữ ca sĩ và sau đó lớn tiếng buông lời thóa mạ, chị Kim Bằng thấy vậy đã phản ứng, đáp trả rất mạnh mẽ, cuối cùng kẻ gây sự phải lủi thủi bỏ ra về. Về âm nhạc, Kim Bằng chuyên về giòng nhạc ngoại quốc nhưng khi chị hát nhạc Việt, có một số bài cũng rất thấm thía xúc động, Theo lời của ca sĩ Bạch Yến tâm sự: « Với tôi, Chị Kim Bằng là người hát bài Tà Áo Xanh của Đoàn Chuẩn và Từ Linh hay nhứt từ trước tới giờ ». Trong lá thư email mới nhất của Giáo sư / Tiến Sĩ Trần Quang Hải, Anh cho biết thêm: Chị Kim Bằng có một thời gian sống ở Hawaii, ít có liên lạc với Cộng đồng Người Việt và không xuất hiện trên các chương trình văn nghệ. Ca sĩ Mỹ Hòa còn nhớ, chị Kim Bằng còn có một người em gái đi hát, lấy nghệ danh K.X. Ca sĩ Kim Bằng năm 1968 lập gia đình với Ông Kenny Voshel và cũng trong năm đó rời Việt Nam sang Mỹ. Ca sĩ Bạch Yến kể lại một kỷ niệm khó quên: Năm 1970, lúc chị đến Mexico trình diễn, nhìn phía dưới có người vẫy tay chào mình, nhìn kỹ mới nhận ra chị Kim Bằng, hai chị em mừng rỡ vô cùng. Nhờ vậy cũng trong năm 1970 này, có thêm một số tấm ảnh đi chơi chung 4 người tại Wax Museum, từ trái sang phải: Bạch Yến, Kim Bằng, Ngọc Mỹ, Thu Vang.TQBSept/1/2021
109 739 vues•6 janv. 202189173PartagerEnregistrerThuy Nga 4,41 M abonnés Nhạc Sĩ Lam Phương – Lễ Di Quan & Hỏa Táng Thứ Hai ngày 4 tháng 1 năm 2021 tại Melrose Abbey Memorial Park & Mortuary (Anaheim, CA)
(NLĐO) – Nghệ sĩ Hề Sa trút hơi thở cuối cùng lúc 0 giờ 30 ngày 25-12-2020, thọ 80 tuổi. Ông ra đi trong niềm thương tiếc của nhiều nghệ sĩ sân khấu cải lương và khán giả mến mộ vọng cổ hài.
Nghệ sĩ Hề Sa
NSND Minh Vương xúc động: « Chúng tôi gắn bó với nhau nhiều năm, nghệ sĩ Hề Sa ít khi chịu nói về mình, ông làm việc hết lòng, với từng vai diễn, bài ca đều có sự chăm chút. Ông có sắc vóc đẹp, ca diễn rất duyên dáng, nhưng lại chọn con đường ca vọng cổ hài như nghệ sĩ Văn Hường. Dù vậy, ông vẫn là một danh ca nổi tiếng. Cuộc đời của ông gặp nhiều lận đận và kém may mắn. Dù đời sống khó khăn nhưng ông vẫn bám sàn diễn, có khi bệnh vẫn đi ca ở các quán bia vọng cổ để có tiền lo cho cuộc sống. Vĩnh biệt nghệ sĩ Hề Sa ».
Điều các nghệ sĩ của đoàn Kim Chung ghi nhận là sự nhiệt tình trong công tác thiện nguyện của nghệ sĩ Hề Sa. « Ở bất cứ nơi nào cần thì anh ấy đều có mặt, đem lời ca tiếng hát để đóng góp bằng tấm lòng của mình. Không nhận thù lao đã đành, anh còn móc tiền túi đóng góp thêm. Những năm cuối đời, anh ấy chia tay người vợ thứ tư, bán căn nhà để chia đôi gia sản, sau đó còn lại một ít anh mua một căn nhà trên đường Trần Đại Nghĩa, Bình Tân, TP HCM. Nhưng chấp nhận việc mua giấy tờ nhà sang tay không hợp pháp trên nền đất đã được quy hoạch nên cuối đời anh chịu cảnh không có nhà cửa, đi ở nhà thuê rất vất vả » – nghệ sĩ Thanh Phú (Đoàn cải lương Kim Chung) kể.
Tang lễ của nghệ sĩ Hề Sa tổ chức tại chùa Thiên Phước theo nguyện vọng của gia đình
Ca sĩ Bích Phượng – con gái của đệ nhất danh ca NSND Út Trà Ôn – nói: « Ông là một nghệ sĩ có giọng ca theo trường phái của nghệ sĩ Văn Hường. Thời sân khấu cải lương phát triển, ông đắt show lắm. Đau đớn khi biết tin ông đột ngột ra đi, thêm một nghệ sĩ của thế hệ vàng sân khấu cải lương rời xa cõi thế, lòng tôi buồn thật nhiều ».
« Nghệ sĩ Hề Sa khi còn nhỏ đã yêu thích ca vọng cổ theo kiểu ca của nghệ sĩ Văn Hường. Anh được xem hát, học hát từ nhỏ nên rất sáng dạ, nhanh chóng tiếp tục các bài bản cải lương và dấn thân theo nghiệp hát. Tôi có kỷ niệm khó quên với anh, đó là năm 2001, đi diễn phục vụ khán giả ở An Giang, anh được bà con cô bác ở miền Tây yêu mến lắm, vì họ thích các bài ca cổ hài mà anh ca. Một số khán giả mang quà là trái cây, mắm, khô cá đồng vào hậu trường tìm nghệ sĩ Hề Sa để biếu. Đó là lần cuối tôi diễn với anh sau rất nhiều vở tuồng trên nhiều sân khấu » – NSƯT Diệu Hiền kể.
Suốt hơn 60 năm gắn bó với nghề diễn viên, nghệ sĩ Hề Sa đã gắn bó trên 20 đoàn hát lớn, có mặt trên 100 vở cải lương sàn diễn và cải lương video, truyền hình. Ông được khán giả yêu mến qua nhiều băng dĩa, các Album riêng của ông về bài ca cổ hài được lưu truyền cho đến ngày nay, nhất là số lượng những bài ca cổ được thu âm trên làn sóng phát thanh.
Với những bài ca cổ hài viết về bộ đôi, nghệ sĩ Hề Sa được khán thính giả yêu mến
« Phải kể đến những sáng tác ca cổ hài phản ảnh tâm tư, nguyện vọng của người dân trước chính sách, chủ trương của Đảng, Nhà nước, qua cách thể hiện của nghệ sĩ Hề Sa đã đem lại nhiều dấu ấn cho khán thính giả nghe đài. Các bài như: « Hợp tác xã quê mình bội thu », « Đừng tin lời con buôn », « Việc sai thì sửa », « Báo cáo thành tích dỏm », « Trị an âm vang », « Tình người, tình đất », « Lên đường tòng quân », « Chiến sĩ đất thép »… là những bài ca cổ hài được ông thể hiện duyên dáng. Lời bài ca cổ viết theo chủ trương, chính sách, vận động người dân sống đúng pháp luật rất khó ca, nhưng ông xử lý « ngọt xớt » với cách ca trong nói, nói trong ca đầy diễn cảm. Có khi, tự ông biên tập lại, sửa chữa bài bản cho hợp lý » – nhạc sĩ Danh Phận nhận xét.
Ông tên thật là Lê Văn Sa, sinh năm 1941 tại Long Bình – Thủ Đức (nay là quận 9, TP HCM). Theo nguyện vọng của gia đình, tang lễ của nghệ sĩ Hề Sa được tổ chức tại Chùa Thiên Phước (TL745, Lái Thiêu, Thuận An, Bình Dương).
Lễ động quan được tổ chức lúc 11 giờ ngày 27-12, sau đó an táng tại Nghĩa Trang Chánh Phú Hòa, Bình Dương. Tin, ảnh: Thanh Hiệp
(NLĐO)- Lễ cầu siêu cho nhạc sĩ Lam Phương (20.3.1937 – 22.12.2020), thế danh Lâm Đình Phùng, pháp danh: Ngộ Trí Nhân), diễn ra lúc 9 giờ ngày 27-12, tại chùa Giác Ngộ.
Nhạc sĩ Lam Phương từ trần lúc 18 giờ 7 phút, ngày 22-12-2020 (giờ Hoa Kỳ) tại TP Fountain Valley, California. Hưởng thọ: 83 tuổi. Tăng đoàn chùa Giác Ngộ, tang quyến, Bến Thành Audio Video và trung tâm Thúy Nga trân trọng kính mời quý khán thính giả, Phật tử đến tham dự Lễ cầu siêu nhạc sĩ Lam Phương sẽ được phát trực tiếp trên kênh Youtube của Bến Thành Audio Video và trung Tâm Thuý Nga, vào lúc 9 giờ ngày 27-12-2020 tại chùa Giác Ngộ (92 Nguyễn Chí Thanh, P.3, Q.10, TP HCM).
Chương trình tang lễ diễn ra tại chùa Huệ Quang (Hoa Kỳ). Khán giả hâm mộ có thể đến viếng vào ngày 3-1-2021 tại chùa Huệ Quang (4918 Westminster Ave, Santa Ana, CA 92703 USA). Nhạc sĩ Lam Phương được hỏa táng tại Melrose Abbey Memorial Park & Mortuary (Mỹ) vào lúc 14 giờ 35 phút ngày 4-1-2021.
Gia đình kêu gọi khán giả viết bài cảm nhận về nhạc sĩ Lam Phương
Chương trình đêm nhạc tưởng niệm tại TPHCM sẽ được tang quyến thông báo ngày giờ cụ thể sau khi gia đình thống nhất được lịch trình và nội dung. Thùy Trang C
Một đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Lam Phương do Bến Thành Audio Video thực hiện sẽ sớm được tổ chức với sự tham dự của nhiều ca sĩ
Nhạc sĩ Lam Phương đã ra đi mãi mãi ở tuổi 83 sau nhiều năm chống chọi với bệnh tật. Ngày ông phải rời xa cõi tạm là điều mọi người đã có thể dự đoán và chuẩn bị trước nhưng nhiều nghệ sĩ vẫn nhói lòng, đặc biệt là những người đã có nhiều kỷ niệm sâu sắc với ông.
Sẽ đưa ông về với mẹ
Hay tin nhạc sĩ Lam Phương mất tại Mỹ, ông Phạm Quốc Thành – Giám đốc Bến Thành Audio Video – tỏ ra bàng hoàng và tiếc thương người nhạc sĩ tài hoa của nền âm nhạc Việt Nam. « Trước đây vài tháng, tôi đã cùng với gia đình nhạc sĩ Lam Phương tại Việt Nam lo chuẩn bị trước mọi thứ cho chú khi hữu sự. Nhưng sáng nay nghe tin báo từ gia đình là chú vừa mất tại Mỹ, tôi thật sự xúc động, thương xót chú vô cùng » – ông Phạm Quốc Thành bày tỏ.
Ông Thành cho biết Bến Thành Audio Video được nhạc sĩ tin tưởng ủy quyền khai thác độc quyền các tác phẩm của mình tại Việt Nam trong nhiều năm. Nhạc sĩ đã gửi cho ông nhiều tác phẩm mới chưa công bố để xin phép phát hành. Bến Thành Audio Video đã thực hiện được một số bản ghi nhưng chưa kịp gửi cho nhạc sĩ Lam Phương nghe thì ông đã không còn…
« Nhạc sĩ Lam Phương có ước nguyện sẽ trở về Việt Nam để gặp khán giả thân thương trên quê nhà; đồng thời ông mong ước được thắp nhang cho mộ mẹ mình vì khi bà mất, ông chưa một lần thắp nhang cho mẹ. Tuy nhiên, những năm sau này dù rất muốn về Việt Nam nhưng sức khỏe nhạc sĩ không cho phép. Nay thì nhạc sĩ không còn nữa, mong ước không thành nhưng qua thông tin của gia đình, tôi được biết khi điều kiện cho phép sẽ đưa ông về nằm cạnh mẹ, đúng như lời trong nhạc phẩm « Khóc mẹ »: « Mẹ ơi con mơ một ngày nằm yên trong cánh tay mẹ đưa con vào giấc ngủ thiên thu » – ông Thành cho biết.
Nhạc sĩ Lam Phương với ông Phạm Quốc Thành, Giám đốc Bến Thành Audio Video – nơi khai thác độc quyền những ca khúc của nhạc sĩ Lam Phương tại Việt Nam. (Ảnh do nhân vật cung cấp)
Kể về những lần tiếp xúc với nhạc sĩ Lam Phương, ông luôn thấy ở nhạc sĩ toát lên vẻ hiền lành, thân thiện. Nụ cười, ánh mắt và lối nói chuyện của ông lúc nào cũng nhân hậu và dễ gần gũi, các ca sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ… đều yêu mến. Đặc biệt, ông luôn trọng chữ tín, khi đã hứa hay giao kết với ai điều gì thì phải giữ lời. « Gặp tôi, chú luôn hỏi về thị trường âm nhạc ở trong nước, khi nghe tôi nói nhạc của chú rất đông khán giả, kể cả các bạn trẻ cũng rất thích và ủng hộ thì chú rất vui » – ông Thành kể.
Sự lạc quan của một người trẻ
Ca sĩ Đức Tuấn cho biết năm 2019, anh có chuyến lưu diễn tại Mỹ và đó là lần cuối cùng anh được gặp nhạc sĩ Lam Phương. Trước đó, khi thực hiện dự án Tình khúc Lam Phương « Trọn một kiếp yêu », anh đã nhiều lần ghé thăm và xin ý kiến của ông, nhất là khi anh muốn làm mới lại những sáng tác của nhạc sĩ. Trong lần cuối gặp mặt, sản phẩm « Trọn một kiếp yêu » chưa thành phẩm nhưng Đức Tuấn đã kịp có những bản demo khá hoàn chỉnh để nhạc sĩ nghe.
Đức Tuấn kể lúc đó bệnh tình của nhạc sĩ đã có những dấu hiệu chuyển biến tiêu cực nên ông không nói nhiều. Nhưng anh cảm nhận rõ nhạc sĩ Lam Phương rất hài lòng với « Trọn một kiếp yêu ». Bởi « từ lâu rồi, nhạc sĩ Lam Phương đã muốn có một sản phẩm âm nhạc mang màu sắc thính phòng, bán cổ điển. Thế nên, khi « Trọn một kiếp yêu », gồm 10 bài do nhạc sĩ Đức Trí phụ trách hòa âm, cùng sự góp sức của dàn giao hưởng Saigon Pops Orchestra, hợp xướng Saigon Choir, nhạc sĩ Hồng Kiên và nghệ sĩ guitar Dũng Đà Lạt, có màu sắc giao hưởng, thính phòng để khoác nét mới cho những tình khúc hay giai điệu boléro tưởng chừng rất dân dã như « Thành phố buồn », « Kiếp nghèo », « Biển tình » hay « Duyên kiếp », ông hạnh phúc lắm » – ca sĩ Đức Tuấn bồi hồi nhớ lại.
Anh gọi sản phẩm âm nhạc lần này là một cuộc phiêu lưu: « Ngay giữa những gì tưởng chừng như quen thuộc, chúng ta vẫn có thể ngỡ ngàng phát hiện ra những điều mới lạ chưa từng biết tới ». Và đó chính là những gì mà nhạc sĩ Lam Phương mong muốn.
Nhạc sĩ Lam Phương nổi tiếng với nụ cười hiền hòa và ông cũng là người rất trìu mến với tất cả mọi người. Nhưng, điều khiến ca sĩ Đức Tuấn ấn tượng nhất về ông là ngay cả khi những ngày bệnh tình trở nặng, nhạc sĩ vẫn luôn toát lên sự lạc quan của một người trẻ hừng hực nhựa sống của tuổi đôi mươi. Nói chuyện với ông, bản thân anh như được truyền năng lượng. « Khi nói về âm nhạc, ông say mê như một lẽ sống. Đam mê của ông dẫn lối cho tôi, như chính những ca khúc đầy chất thơ của ông » – ca sĩ Đức Tuấn cho biết.
Ký ức đẹp cùng nhạc sĩ tài danh
Còn với Phạm Quỳnh Anh, khi thực hiện dự án « Lam Phương – The gift », cô và ca sĩ Hoàng Hiệp đã có một chuỗi ký ức đẹp đẽ cùng nhạc sĩ tài danh. Phạm Quỳnh Anh kể ca sĩ nổi danh gắn liền với nhạc Lam Phương không ít, nên khi cô – một giọng ca trẻ – tìm đến nhạc sĩ và xin hát nhạc của ông, cô rất run khi bước chân vào nhà. Quỳnh Anh sợ ông sẽ từ chối không cho một ca sĩ trẻ thử những sáng tác bất hủ của mình vì sợ « hỏng ». Nhưng, bất ngờ là cô đã được chào đón như người nhà với tình cảm ấm áp. Dù mệt nhưng nhạc sĩ vẫn cho cô thời gian để hát thử cho ông nghe rồi bảo: « Bác sẽ ở cạnh cháu, cháu cứ thử đi. Bác sẽ tạo điều kiện hết mình cho các cháu thực hiện dự án của mình ».
Một trong những sở thích của nhạc sĩ Lam Phương là nghe người khác hát ca khúc của mình. Những ngày bệnh trở nặng, phải di chuyển bằng xe lăn nhưng ông không bao giờ bỏ sót « bữa nhạc » nào khi còn thấy có thể tham dự. Phạm Quỳnh Anh kể chương trình của cô phải ghi hình trên núi, trời lạnh thấu xương, ấy vậy mà nhạc sĩ Lam Phương vẫn đến nghe cô hát. Sự nhã nhặn, tinh ý và hiền hòa của nhạc sĩ chính là điều khiến nhiều người yêu mến ông. Đánh dấu cột mốc 70 năm âm nhạc Lam Phương đóng góp vào việc phát triển âm nhạc Việt Nam trong thế kỷ XX-XXI, gia đình nhạc sĩ Lam Phương mời khán giả yêu mến nhạc sĩ viết cảm tưởng về cuộc đời và sự nghiệp âm nhạc của ông. Thời gian nhận bài từ ngày 23 đến 25-12 với số chữ không quá 200 chữ. “Những dòng thân thương của khán giả về nhạc sĩ Lam Phương chính là món quà ý nghĩa dành tặng nhạc sĩ và hành trình 70 năm sự nghiệp âm nhạc của ông” – gia đình nhạc sĩ Lam Phương thông báo. Thùy Trang ghi