Voulez-vous le faire livrer le mardi 26 fév.? Choisissez la Livraison Express au cours de votre commande. En savoir plus.Note: Cet article est éligible à la livraison en points de collecte. Détails
Từ lúc nghe tin Trần Quang Hải, giáo sư tiến sĩ ngành Dân Tộc Nhạc
Học (Ethnomusicology) mắc một bệnh nan y là ung thư máu, các anh chị em
trong nhóm “Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian” rất xúc động và
có ý định làm một cái gì đó cho ông. Ngày 10 tháng 2, 2019, hai chi
nhánh Bắc và Nam Cali của nhóm đã đồng phối hợp thực hiện một buổi chiều
văn hoá nghệ thuật và ra mắt sách cho Trần Quang Hải.
Pic 1 GS Quyên Di trao bằng tưởng lục cho GS TQHải
Pic 2 Bà Frances Thế Thủy trao bằng cho GS TQHải
Cuốn sách “Trần Quang Hải: 50 năm nghiên cứu nhạc dân tộc Việt” là
một tổng hợp các công trình nghiên cứu về âm nhạc của ông đã được góp
mặt cùng kho tàng tài liệu âm nhạc VN. GS Hải đã từ Paris bay qua để dự
buổi hội ngộ và ra mắt sách hy hữu này. Ngoài một số sinh viên của hai
trường đại học Calstate và Fullerton, khoảng gần 200 thân hữu và đồng
hương người Việt nghe tin đã về tham dự.
Nguyên GS TQHải là chồng của nữ danh ca Bạch Yến, con trai của cố GS
Trần Văn Khê, một nhà nghiên cứu văn hoá và âm nhạc cổ truyền rất nổi
tiếng ở VN. GS Hải lấy bằng tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt tại Pháp,
làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con người ở Pháp(Musée de l’Homme).
Ông đã có những nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc âm nhạc học
như: hát đồng song thanh, phát triển gõ muỗng. Ông được tôn xưng danh
hiệu “vua muỗng” và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Ông
là người trình diễn đàn môi Mông(Hmong) tại nhiều quốc gia nhất thế
giới.” Ông cũng là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế.
Ông và danh ca Bạch Yến đã thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc
dân tộc Việt Nam ở 70 nước trên thế giới…(Theo Wiki)
Pic 3 Ban đại diện nhóm NVNT&TTG
Pic 4 Ban hợp ca
Nhân dịp buổi ra mắt sách được tổ chức tại đại học Calstate Long
Beach, CA, USA, bà Teri Yamada, khoa trưởng Khoa Nghiên Cứu Về Người Á
Châu Và Người Mỹ gốc Á đã vinh danh GS TS TQHải.
Thật tiếc, bà Teri Yamada đã không được gặp mặt giáo sư vì giờ cuối
bà phải bay qua Ấn Độ dự một buổi lễ hội về văn hoá, nên bà viết một lá
thư rất chân tình gởi ông. Bà cáo lỗi và ủy nhiệm GS Quyên Di thay bà
chào mừng, vinh danh và trao bằng tưởng lục cho ông.
GS Quyên Di dạy ở đây và cũng là thành viên trong khoa nghiên cứu này
cho biết thêm, “Đây là một vinh dự cho cộng đồng VN vì hiếm khi khoa
trưởng Yamada viết một lá thư trân trọng như thế này. Tôi đã từng dự
nhiều buổi vinh danh nhưng chưa bao giờ tôi thấy bà viết một lá thư như
thế. Trước đó bà đã đọc tất cả các tài liệu viết về GS, cả những tài
liệu của GS viết, nghiên cứu rồi đúc kết lại thành bức thư nói trên và
trân trọng trao bằng tưởng lục cho GS. Bà thay mặt đại học Calstate Long
Beach vinh danh GS Hải đã có công phi thường đóng góp vào kho tàng âm
nhạc VN qua các công trình nghiên cứu âm nhạc, văn hoá, nghệ thuật dân
tộc qua thời gian, qua các thế hệ.
Pic 5 Hàng đứng: Nhóm NVNT&TTG, Hàng ngồi: GS Tahara, GS TQHải, TT Kiều Chinh, NV Nguyễn Quang, NV Quyên Di
Pic 6 Quan Khách
Ngoài ra bà Frances Thế Thủy, ủy viên giáo dục học khu Westminster
cũng lên trao bằng tưởng lục cho ông. Hiện diện trong buổi lễ có tài tử
Kiều Chinh, GS Tahara Hiroki, BS Steven Le, nhà văn Nguyễn Quang (phu
quân Minh Đức Hoài Trinh), NS Lê Văn Khoa và phu nhân, NS Võ Tá Hân và
phu nhân, BS Phạm Gia Cổn và phu nhân, bà quả phụ Lê Trọng Nguyễn, Nhạc
Trưởng Bùi Quỳnh Giao..v..v…
Sự có mặt của GS người Nhật Tahara Hiroki hôm nay đã khiến tôi rất
ngạc nhiên. Ông là người Nhật 100% mà nói và viết tiếng Việt rất sành
sõi, thích ăn nước mắm, thích nhạc Việt Bolero. Tôi hỏi ông duyên cớ nào
ông lại có mặt ở đây hôm nay. Ông nói ông hâm mộ tài năng của GS TQ Hải
mà bay qua Mỹ để được gặp GS Hải. GS Hải rất nổi tiếng ở bên Nhật vì GS
đã có nhiều đề tài nghiên cứu về âm nhạc và làm việc chung với các nhà
nghiên cứu âm nhạc của Nhật Bản về nhạc cung đình Huế và nhạc dân tộc VN
nói chung. GS Tahara cũng nghe tiếng của cố GS Trần Văn Khê là cha của
GS Hải nhưng tiếc quá không được gặp cụ vì cụ đã qua đời.
Tôi hỏi thêm là GS Tahara thích nhạc Bolero vậy GS có thấy nhạc cổ
truyền Vn có gần gụi với nhạc Bolero VN không? Ông bảo ông thấy nhạc
Bolero Vn gần giống với nhạc Tanka của Nhật hơn, nhưng khác ở chỗ Tanka
không có tố chất ngọt ngào còn Bolero phải hát ngọt ngào, mượt mà, đầy
cảm xúc mới được.
Pic 7 Ông bà GS Lê Văn Khoa, Nguyễn Hùng và NV Việt Hải(ngồi)
pic 8 Trình diễn thời trang áo dài Bà Nhu
GS Trần Mạnh Chi là trưởng nhóm “Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng thời
gian”, đồng thời là trưởng ban tổ chức đã lên giới thiệu các thành viên
Bắc và Nam Cali của nhóm, có nhà văn Trần Việt Hải là cố vấn. GS Quyên
Di và Thụy Vy là 2 MC chính của buổi vinh danh.
GS TQHải được mời lên và ông xuất hiện với một vóc dáng rất khoẻ
mạnh, giọng nói thì hùng hồn, sang sảng. Ông cám ơn BTC đã thực hiện
buổi rms này và nói về quá trình hoạt động của ông ở hải ngoại.
Ông qua Pháp năm 1961 tới nay đã 58 năm. Thời gian đầu để học nhạc
Tây Phương và nghiên cứu về nhạc học. Sau đó ông đi tìm hiểu thêm và
khám phá ra âm nhạc VN không chỉ đơn thuần có Hò, Xang, Xê, Cống, đàn
cò, đàn tỳ bà, độc huyền hay hát chèo, cải lương. Nhạc VN còn có nhạc
của 53 sắc tộc khác của những dân tộc ở cao nguyên Trung phần như Ba na,
Gia Rai, Êđê, Xê đăng… Ở phía Bắc có người Thái, Tày, Thổ, Nùng,
Dao…. cũng có nhạc. Nghĩa là nhạc VN có thiên hình vạn trạng do sự
phối hợp của nhiều loại. Trong số các nhạc cụ được sáng chế ngày nay có 3
cây đàn là niềm tự hào cho cái đẹp của VN. Đó là đàn T’rưng của người
sắc tộc Gia Rai, đàn K’ni 2 giây và cây đàn đá. Ông đã đi khắp nơi trên
thế giới để giới thiệu những cái hay cái đẹp của âm nhạc VN, như nhạc
Cung Đình Huế, nhạc của đồng bào thiểu số, các loại Hát Tuồng, hát Chèo,
Ca Trù, Ca Huế, Đàn Ca Tài Tử Nam Bộ. Ông giới thiệu cho toàn cầu biết
sự phong phú đa dạng của nhạc VN.
Pic 9 Triển lãm tranh
Ông đã giới thiệu và trình diễn lối hát Đồng Song Thanh và biểu diễn
Đàn Môi khiến các cử toạ kinh ngạc và vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.
Trong quá trình nghiên cứu ông khám phá ra loại hát Đồng Song Thanh của
người Mông Cổ vùng Tây Bá Lợi Á tức là hát 2 giọng cùng một lúc, có thể
đổi từ giọng chính thành giọng cao. Để cải tiến, ông đã tạo ra phương
pháp hát Đồng Song Thanh mới. Hơn thế nữa, có thể dùng phương pháp hát
này để trị bệnh cho những người bị đứt thanh quản có thể nói được mà
không phải phẫu thuật. Lúc nghiên cứu ông đã chấp nhận để người ta chiếu
quang tuyến X trong một thời gian dài để thí nghiệm, nhằm biết được
hoạt động của các thớ thịt ở cổ họng khi không dùng đến dây thanh quản
mà vẫn tạo ra được tiếng nói. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo ông có
thể bị ung thư cổ họng nhưng ông đã sẵn sàng ký vào biên bản cam kết,
biến mình thành “con vật” thí nghiệm cho những nghiên cứu của mình bất
chấp cả tính mạng.
Để buổi ra mắt sách đầy tính văn hoá nghệ thuật thêm đặc sắc, BTC đã
trình diễn một màn “Thời trang với áo dài qua thời gian” với sự góp mặt
của các anh chị em trong nhóm cùng sự tham gia của Hội Ái Hữu Sinh Viên
VN Fullerton. Những chiếc áo dài từ cổ truyền, Lemur Cát Tường, Bà Nhu,
Bà Ba, cho tới cách tân qua các thời đại đã làm khán giả thích thú và
kinh ngạc. Những hoạ phẩm nghệ thuật cũng được triển lãm do các hoạ sĩ
đóng góp như: Lưu Anh Tuấn, Lê Thúy Vinh, Hồ Thành Đức, Bé Ký, Hoàng
Vinh, Đàm Quốc Cường, Lương Nguyễn, Nguyễn Thái Bình…Các màn hợp ca,
song ca mang đầy tính dân tộc do các nhạc sĩ, ca sĩ đồng trình bày đã
góp phần phong phú cho buổi rms.
Tôi được tiếp xúc với GS Lê Văn Khoa và xin ông chia sẻ cảm nghĩ về
âm nhạc cổ truyền khi ông là một nhạc trưởng chuyên về âm nhạc Tây
Phương. Ông nói “Âm nhạc là ngôn ngữ không lời khi con người không hiểu
nhau thì âm nhạc giúp để hiểu nhau. Cho nên dù là nhạc cổ truyền hay tây
phương nó cũng vẫn là âm nhạc. Từ lâu người Việt cổ súy và bảo vệ tối
đa nhạc truyền thống, không muốn nó lai nhạc tây Phương. Người theo nhạc
tây phương thì cho rằng phương thức làm việc của tây phương có hệ thống
ngon lành hơn, nên coi thường nhạc cổ. Như vậy thì thiệt hại quá, tôi
dung hoà cả hai bằng cách dùng dân ca VN viết cho nhạc cổ truyền của
người Ukraine và họ rất ngạc nhiên. Họ nói lần đầu tiên trên thế giới
mới có người làm như vậy. Tôi dùng đàn tranh, đàn t’rưng bằng tre cho
hoà tấu với dàn nhạc Tây Phương mới trình diễn ở Houston tháng 11/2018
khiến ai cũng ngạc nhiên hết. Họ thấy thích thú vì cả hai đều hoà điệu.
Mục đích của tôi là làm sao phổ cập để cho cả 2 hoà nhịp.