Lễ cấp sắc của người Dao đỏ – Truyền thống văn hóa dân tộc Dao đỏ (Cao Bằng
Cao Bằng TV
Published on Aug 14, 2018
Lễ cấp sắc là một nghi lễ của dân tộc Dao. Chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh.
Ngày hành lễ cấp sắc thường được tiến hành vào những tháng cuối năm. Trước khi hành lễ, người cấp sắc phải kiêng: nói tục, chửi bậy, quan hệ vợ chồng hay để ý đến phụ nữ… Thời gian tiến hành lễ cấp sắc 3 đèn kéo dài từ 1 đến 2 ngày; cấp sắc 7 đèn kéo dài 3 đến 5 ngày với các nghi lễ chính trình diện và thụ đèn.
Nghi lễ cấp sắc của người Dao có nhiều bậc. Bậc đầu tiên, họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã. Bậc 2 họ được cấp 7 đèn và 72 binh mã và bậc cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã. Ông thầy được chọn làm lễ phải cao tay, ngày tháng được chọn rất cẩn thận, người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ quy định trong các bản sắc. Việc cấp sắc trong gia đình được tuân thủ từ trên xuống dưới, từ cha đến con, từ anh, đến em.
Một buổi cấp sắc có thể làm cho một hoặc vài người cũng được nhưng phải là số lẻ. Người đàn ông có vợ thường được chọn để cấp sắc trước.
Gia chủ phải làm cơm, rượu cúng báo tổ tiên về việc chuẩn bị và hẹn thời điểm tiến hành lễ cấp sắc. Sau đó, phải nuôi hai con lợn đực và cái, chuẩn bị cho việc cúng bái. Ngoài ra, phải chuẩn bị lợn, gà, rượu, gạo… để làm cỗ và vài trăm nghìn tiền mặt bồi dưỡng thầy.
Thường một lễ cấp sắc 3 đèn thì cần 3 thầy, 7 đèn thì 7 thầy. Ông thầy cả gọi là « chí chẩu sai » hoặc « cô tàn sai », các thầy phụ gồm: dần chái, tình mình, pá tạn, tông tàn.
Trong lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên. các thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự, sau đó thầy cúng làm lễ khai đàn, nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ.
Tiếp đó, tại lễ thụ đèn, người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang dài vừa tầm vai để thầy đốt đèn, đặt nến để làm lễ.
Người thụ lễ được cấp đạo sắc với 10 điều cấm và 10 điều nguyện, tên âm của người thụ lễ cũng được ghi luôn trong đó để khi chết về được với tổ tiên.
Điều quan trọng nhất trong các buổi lễ này là cấp pháp danh cho người thụ lễ. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và cha đẻ, sau đó quan sát và học một số điệu múa từ các thầy.
Kết thúc nghi lễ, các thầy múa để dâng rượu, lễ vật tạ ơn thần linh.
Nguồn video: baocaobang.vn
Tag: #LễCấpSắcDânTộcDao#LễTrưởngThành#Truyềnthốngvănhóa
(NLĐO) – Tối 19-2, chương trình tọa đàm
kỷ niệm « Vầng trăng cổ nhạc » do Đài Truyền hình TP HCM (HTV) thực hiện
đã tròn 203 số phát sóng. Các nghệ sĩ sân khấu đã có nhiều trao đổi về
chặng đường19 năm đồng hành cùng « Vầng trăng cổ nhạc »
NSƯT Minh Vương, NSND Lệ Thủy và ba diễn viên trẻ: Kim Luận, Phùng NGọc Bảy, Ngọc Đợi
Nhiều
nghệ sĩ đã bày tỏ niềm vui mừng vì sau 19 năm hình thành và phát triển,
chương trình « Vầng trăng cổ nhạc » đã là một sân chơi đầy ý nghĩa của
nhiều thế hệ nghệ sĩ và khán giả mộ điệu sân khấu cải lương.
NSND
Lệ Thủy nhắc lại trong niềm xúc động: « Tôi và anh Minh Vương được mời
tham gia « Vầng trăng cổ nhạc » vào tháng 1-2000. Thời đó, chương trình tổ
chức tại sân khấu Vườn hồng – Khách sạn REX vào tối trăng tròn trong
tháng. Hễ có trăng tròn thì chương trình tổ chức chứ không nhất thiết là
ngày nào. Chúng tôi nhớ nhất là những người đặt nền tảng đầu tiên khai
sinh chương trình này là tác giả Huỳnh Minh Nhị và tác giả Lê Duy Hạnh,
Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM ».
Các
nghệ sĩ, soạn giả, đạo diễn, nhạc công đã gắn bó với « Vầng trăng cổ
nhạc » của HTV 19 năm qua trong chương trình tọa đàm đặc biệt
Tiếp
lời người bạn diễn ăn ý, NSƯT Minh Vương tự hào: « Chương trình « Vầng
trăng cổ nhạc » đã vươn ra xa hơn, diễn tại công viên Chiến Thắng Hà Nội;
ở miền Đông thì diễn tại Bình Dương; miền Tây tổ chức tại Kiên Giang,
Đồng Tháp, Long An, Bạc Liêu, Hậu Giang… và được nhiều khán giả yêu mến.
Có một giai đoạn sau 10 năm tổ chức, « Vầng trăng cổ nhạc » tưởng đâu đã
dừng sản xuất. Thế nhưng, vượt qua nhiều khó khăn, HTV vẫn giữ « Vầng
trăng cổ nhạc » tỏa sáng hằng tháng, là sân chơi ý nghĩa cho các thế hệ
nghệ sĩ cải lương gặp gỡ khán giả ».
NS Tuấn Thanh, Phượng Hằng, Minh Vương trong chương trình « Vầng trăng cổ nhạc »
Duy
trì được chương trình này trong suốt 19 năm qua là nỗ lực rất lớn của
những người thực hiện chương trình. Tuy nhiên, nếu không có sự yêu mến,
ủng hộ của khán giả thì có lẽ chương trình đã không tồn tại được đến
nay. Các khán giả của « Vầng trăng cổ nhạc » đã có nhiều đóng góp xây dựng
để chương trình ngày càng hấp dẫn hơn, nhất là « Vầng trăng cổ nhạc » đã
tạo cơ hội cho nhiều diễn viên trẻ từ cuộc thi « Chuông vàng vọng cổ »
phát huy tài nghệ.
Các nghệ sĩ Võ Thành Phê, Thu Vân, Phùng Ngọc Bảy trong chương trình tọa đàm « Vầng trăng cổ nhạc »
Trả
lời câu hỏi làm thế nào để tiếp tục duy trì chương trình này ngày càng
hay hơn, hấp dẫn hơn, danh ca NSƯT Thanh Tuấn nhấn mạnh: « Phải liên tục
đổi mới, cập nhật đời sống hôm nay đưa vào bài vọng cổ, trích đoạn cải
lương. Bài vọng cổ phải thật hay, để nghệ sĩ thể hiện đọng lại trong
lòng người nghe sự sâu sắc, độ cảm nhận thăng hoa từ người ca, người đờn
và người thưởng thức. Một số chương trình đã sử dụng bài ca viết còn
nhạt, chưa sâu nên lời ca không đậm chất văn học ».
« Vầng trăng
cổ nhạc » duy trì được đến nay, được nhiều khán giả trẻ quan tâm theo dõi
sát sao qua từng chương trình là một điều rất ý nghĩa. NSND Lệ Thủy bày
tỏ: « Chương trình « Vầng trăng cổ nhạc » đã góp phần đào tạo một thế hệ
khán giả trẻ hiểu biết, có tri thức và sự khen chê chính xác, để từ đó
thúc đẩy sự phát triển của sàn diễn cải lương ».
Các nghệ sĩ tham gia chương trình tọa đàm « Vầng trăng cổ nhạc » của HTV
Theo
NSƯT Minh Vương, tất cả những ai yêu mến bộ môn nghệ thuật cải lương
nói chung và « Vầng trăng cổ nhạc » nói riêng đều tin tưởng rằng loại hình
nghệ thuật này sẽ sống mãi trong lòng người mộ điệu. Tuy nhiên, để làm
được điều đó, vai trò lớn nhất vẫn là khán giả. HTV giữ vai trò cầu nối
trong việc góp phần gìn giữ vốn quý của văn hóa dân tộc.
« Không chỉ « Vầng trăng cổ nhạc », các chương trình « Chuông vàng vọng cổ » và « Ngân mãi chuông vàng » nhiều năm qua cũng đã tạo niềm cảm hứng và động lực rất lớn cho các bạn trẻ đam mê âm nhạc truyền thống. Với niềm cảm hứng ngày một lan tỏa, hy vọng rằng các bạn trẻ sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy giá trị của nền âm nhạc dân tộc mãi mãi trường tồn » – NSƯT Minh Vương kỳ vọng. Thanh Hiệp
Dù đã ở tuổi bát tuần, nhưng
ông vẫn còn nhanh nhẹn, giọng ca vẫn khỏe. Giọng tenor đặc biệt với bản
nhạc đã gắn liền với tên tuổi ông, hẳn giới thưởng ngoạn không thể nào
quên một ca sĩ đã để lại nhiều ấn tượng qua phong cách trình diễn thoải
mái, thái độ thân mật, gần gũi với thính giả và nhất là tính vui vẻ, yêu
đời của ông : Cao Thái.
Sinh ngày 12 tháng 9 năm 1930
trong một gia đình khá giả, là con thứ sáu trong 9 người con của hai họ
Cao-Bùi. Cao Thái Nghiệp Vincent thừa hưởng giọng hát từ người Mẹ là bà
Bùi Kim Tiền, một thiếu nữ xinh đẹp, tài giỏi của sông nước Bến Tre.
Nhờ gia đình khá giả, ông đi
du học ở Pháp năm 1950 về ngành kỹ sư công chánh, nhưng có lẽ tiếng đàn
hát từ những hộp đêm trên đường phố Paris đã quyến rũ ông nhiều hơn lời
thầy trên bục giảng nên ông đã lén gia đình bỏ học, đi hát trong những
quán bar. Ông dự thi nhiều cuộc thi tuyển, cuộc thi nào ông cũng đứng
nhất mà đỉnh điểm là giải nhất Casino de Deauville năm 1954, đánh dấu
một bước ngoặc trong cuộc đời : cậu sinh viên Cao Thái Nghiệp đã chính
thức trở thành ca sĩ Cao Thái.
Được Huy chương Văn hóa Pháp
năm 1987, với hơn 50 năm ca hát, ca sĩ Cao Thái nổi tiếng trên sân khấu
quốc tế, nhưng ngược lại, giới trẻ VN lại ít biết đến ông. Có lẽ bởi ông
thường trình diễn trên các sân khấu do người nước ngoài tổ chức. Ông
thường hát nhạc ngoại quốc, loại nhạc vui, sôi động. Nhắc đến Cao Thái,
người ta không thể không nhắc đến bản nhạc đã song hành với tên tuổi
ông : bản Mexico mà ông đã tự luyến láy, giữ giọng ngân dài để tạo nên
nét đặc thù riêng của Cao Thái trong bản nhạc này mà cho đến nay chưa ai
thay thế được. Ở tuổi 82, Vẫn cung cách dí dỏm, thân mật, ông kể lại cơ
hội tình cờ đã đưa ông và bản nhạc này gắn bó với nhau để trở thành
biệt danh « Cao Thái Mexico » hi ông trở về Sài Gòn lần đầu tiên năm
1959:
Đúng ra là vầy, hồi đó anh cũng không hát bài đó bên Tây nữa, anh hát mấy bài khác. Khi
về Việt Nam, anh hát mấy bài như Mississippi. Bữa đầu anh hát cho ông
dược sĩ gì đó tổ chức ở rạp Olympic, mới lần thứ nhất anh về thì có đứa
con gái của ông đờn cho anh hát, anh ở bên Tây về, thì anh hát 1 cách tự
nhiên, cười giỡn… đối với VN là lạ , anh hát kiểu bên Tây mà, rất “à
laise” (thoải mái).
Nhiều
người nói “anh Thái anh biết bài Mexico không ? ở đây có Đức Huỳnh hát
người ta thích lắm.” A, bài Mexico hả ? được, muốn hát tôi hát, cái rồi
anh hát……Mexiiiiiiiiicoooooooo….mình kéo đó ! Bữa đó anh thấy khán
giả khoái nên anh kéo hơi dài một chút. Khán giả vỗ tay, anh biết rồi!
khán giả thích kéo dài. Anh kéo thêm cái nữa…vỗ tay, vỗ tay….kéo 3,4 lần
vẫn còn vỗ tay, từ đó anh nổi tiếng với bài đó luôn!
Ca sĩ Cao Thái đã thu hút giới
trẻ VN lúc bấy giờ làm quen với nhạc ngoại quốc bằng phong cách trình
diễn thoải mái, chọn những bản nhạc vui nhộn và nhất là biệt tài ca được
trên 10 thứ tiếng của ông đã đem lại một sinh khí mới trong giới thưởng
ngoạn âm nhạc thời đó. Đó cũng là cách để ông gây cảm tình với khán giả
khi ông đi trình diễn ở một quốc gia nào đó. Ông nói:
Ca sĩ Cao Thái tại Paris tháng 9/2012. RFA files
Ca sĩ Cao Thái tại Paris tháng 9/2012. RFA files
Cứ mỗi 1 xứ mình học 1 hoặc 2 bài thôi, mình đi tới đâu trình diễn thì
mình ca bài của tiếng xứ đó, gây cảm tình liền, mình hát họ khoái quá
xá…
Và rất tự nhiên, ông hát 2 đoạn nhạc bằng tiếng Thái và tiếng Nhật Bản.
Thừa hưởng sự nhân ái từ gia
đình, ca sĩ Cao Thái – anh của sư cô Chân Không Cao Ngọc Phượng – trong
thập niên 80 cũng đã đi khắp các trại tị nạn ở Thái Lan, Mã Lai, Hồng
Kông để mang quà cho người tị nạn và giúp người tị nạn mang thư về cho
thân nhân, ông kể lại một chuyện mà ông không thể nào quên trong giai
đoạn này:
Người
ta viết thơ xin cầu cứu, tụi nó chặn thơ lấy cò (tem) nó vất mấy cái
thơ, nó gỡ cò nên không có thơ nào tới, nên có anh qua họ mừng quá, họ
nhét thơ cho anh, vì có anh thì họ không cần gửi cò, thư mà nặng phải để
cò nhiều lắm. Nó chận lại gỡ cò bán lấy tiền. Tội nghiệp dân tị nạn…
Và dĩ nhiên, ca sĩ Cao Thái
cũng lại đem niềm vui đến cho người dân trên đảo bằng những ca khúc vui
nhộn, dí dỏm để họ tạm quên nỗi buồn của đời tị nạn:
Chiều
này trời sao đẹp thay, vậy mà sao tôi chẳng thấy có ai. Mặt thon, người
xinh lại có nụ cười làm tôi si tình, làm ấm cho tinh thần tôi, làm mát
cho tinh thần tôi, làm chói cho tinh thần tôi, làm sáng cho tinh thần
tôi…Người đẹp ơi đừng nên cười tôi, và ngày nay nàng nên ngắm tôi, rồi
chẳng may chẳng ai nhìn cô thì cô…..mà nên ngó tôi, làm ấm cho tinh thần
tôi, làm mát cho tinh thần tôi, làm chói cho tinh thần tôi, làm sáng
cho tinh thần tôi, làm ấm, ấm…làm mát mát, làm chói chói, làm sáng
sáng….
Tài đoán ngày tháng
Ca hát là sự nghiệp chính,
nhưng ca sĩ Cao Thái còn có một biệt tài đoán được ngày thứ mấy trong
một thời gian kỷ lục. Chỉ cần nói ngày tháng năm, ông sẽ đoán được đó là
ngày thứ mấy trong tích tắc. Năm 1976, ông đã phát minh là loại lịch
vạn niên này, cách đoán ngày nhanh chóng một cách chính xác được ông
dùng trong các buổi trình diễn hay gặp gỡ bạn bè như một trò chơi để
giúp vui chứ không phải để kiếm tiền. Ngược lại, ông đã đưa ra giải
thưởng “Cuộc hẹn thế kỷ” hứa tặng 1 vé du lịch vòng quanh thế giới cho
bất cứ ai nếu ông đoán sai ngày mà người đó đưa ra. Giải thưởng này, cho
tới nay chưa có ai nhận. Ca sĩ Cao Thái kể:
….Ngày
mai kỷ niệm 10 năm tờ báo Viễn Đông, anh đến giúp dùm tụi em. Ca sĩ 1,2
người ca… Anh nói: Bây giờ tới phiên tôi thì…hôm nay tôi không được
khỏe lắm, ca thì anh nhạc sĩ này không biết mấy bài của tôi đâu. Quý vị
đừng lo, tôi có cách giúp vui quý vị, tôi có phát minh ra cách tính
nhanh lắm. Tôi đưa quý vị hai cuốn sổ trăm năm, quý vị nói thử, tôi trả
lời, thấy trả lời trúng hết, trúng hết. Họ lấy làm lạ. Anh mới hứng, nói
là: Quý vị đừng cho tôi khoe, tại vì tôi phát minh nên tôi chắc chắn
đến như vậy. Bây giờ tôi mời vài ba vị lại đây, nếu trật tôi mời đi vòng
quanh thế giới chơi. Mấy người bạn nói: sao anh nói vậy, rủi trật thì
sao ?
Mỗi
lần tôi vô nghĩa địa tôi thấy uổng cuộc đời của mấy người đẹp, tôi nhìn
thất, ủa? cô này sinh chúa nhật mà chết cũng chúa nhật ! còn cô này sinh
thứ hai, chết cũng thứ hai ! cô này sinh thứ tư mà chết thứ bảy, mình
thấy liền vậy đó. Một ngày cả mấy trăm năm, cả ngàn năm, tôi nhìn là tôi
biết thứ mấy!”
Ca sĩ Cao Thái trò chuyện cùng phóng viên Tường An hôm 29/8/2012. RFA Files
Ca sĩ Cao Thái trò chuyện cùng phóng viên Tường An hôm 29/8/2012. RFA Files
Kể từ năm 2008, ông về VN, ở đó gần 5 năm, trong khoảng thời gian này,
ông theo các nhóm xã hội đi đến các làng nghèo khổ, tật nguyền để giúp
vui. Dùng tiếng ca và Thiền học để gửi gấm đến người dân nghèo phương
pháp dùng chánh niệm để sống vui trong sự thiếu thốn về vật chất nhưng
làm giàu đời sống tinh thần bằng sự ý thức từng giây phút trong hơi thở,
trong bước đi. Theo ông, đừng bận tâm về quá khứ hay lo lắng về tương
lai mà phải ý thức từng giây phút của hiện tại. Vì tương lai chỉ có thể
tốt đẹp nếu biết đầu tư vào hiện tại.
Nghe
chỗ nào nghèo quá thì họ đem bác sĩ, dược sĩ tới để trị bệnh, có quà
nữa, 200 quà, 300 quà, 400 quà thì phát… Anh lại, anh nói, khoan phát
quà… để tôi giúp vui một chút. Đức Phật có dạy, quá khứ đã qua rồi, còn
tương lai chưa tới mà mình đừng có kẹt vô quá khứ hay bận tâm vô tương
lai vì tương lai nào cũng làm bằng hiện tại. Hiện tại mà không làm việc
làm sao có tương lai.
Hiện
tại mà quý vị không trồng xoài, sầu riêng, thì làm sao quý vị có xoài,
sầu riêng. Thì người ta cũng vậy, sống phải biết sống giờ phút hiện tại,
sống cho xứng đáng. Nếu giờ phút hiện tại, mình không biết sống thì có
khi suốt cuộc đời mình 80-90 tuổi mà cũng không biết sống 1 giây phút
nào hết. Sống liền cho hiện tại, Sống ngày thẳng theo nhà Phật dạy là
plein de consience (tỉnh thức) Cái đầu mình ở đây mình biết mình đang
làm gì. Phần đông ở đây họ nghèo không hà! Thành ra anh đọc bài thơ của
anh đặt:
“ Giận ai giận dữ làm chi,
Uống ly nước lạnh tức thì bớt ngay
Rồi đây mình thấy không sai,
Người mà mình giận, chẳng ai ngoài mình”
Nếu quý vị giận thì nhớ bài thơ của tôi, giận là lỗ chứ không lời”
Tuy nhiên Cao Thái sẽ không là
Cao Thái nếu chỉ tặng quà hay giảng về đạo mà không đem đến nụ cười cho
mọi người. Lúc này, những bài hát vui của ông cũng đã mang âm hưởng
Thiền học. Không thể giúp hết mọi người về vật chất, nhưng ông mang đến
cho họ nụ cười và niềm tin vui sống:
Ha..ha…ha…sanh
tử không làm gì ta…Ta không sanh, không chết, không bệnh không già…Ta
thênh thang, ta là chân nhân giải thoát…hahaha…sanh tử không làm gì
ta…hahaha…..Rồi…anh cười..nói: bây giờ tôi đếm 2,3 nha, quý vị cười với
tôi nha…chổ này cười mà chỗ kia chưa cười thì không được. 2,3 phải cười
một lượt mới được… Anh cười cái họ cười luôn. Quý vị mà cười như vậy, tử
thần có đi ngang muốn bắt ai cũng nói, thôi đi chơi chỗ khác, mấy người
này không ai sợ chết hết”
Khi được hỏi ở tuổi 82, Ca sĩ
Cao Thái còn dự định gì không ? trong căn phòng nhỏ ngập tràn những hình
ảnh một thời vang bóng, ông trầm ngâm:
Ở
tuổi này thì anh không còn dự định gì, có điều anh muốn truyền lại cái
lịch (vạn niên) đó . Anh mới dự định thôi, anh sẽ chỉ những người nào có
tâm đạo. Bởi vì anh nghĩ đó cũng là 1 nghề tay trái. Khi nào giỏi có
thể kiếm tiền dễ dàng. Nhưng anh dặn: nếu học tôi kiếm được tiền thì để
một phần giúp đỡ những người nghèo, vậy thôi. Ý anh muốn vậy, mộng anh
là vậy!
« Giáo sư – Tiến sĩ Tran Quang Hai xuất thân từ một gia đình nhạc sĩ cổ truyền từ nhiều đời và chú là nhạc sĩ đời thứ năm. Ngoài ra, chú là nhà nghiên cứu Nhạc Dân Tộc chuyên về nhạc Việt, Á Châu và hát đồng song thanh từ năm 1968, vừa là thuyết trình viên, nhạc sĩ sáng tác, chuyên gia về sư phạm âm nhạc và là thành viên của Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Khoa Học Pháp (CNRS). Theo gót thân phụ là GS Trần Văn Khê trên đường nghiên cứu Nhạc Dân Tộc, chú Trần Quang Hải đã tạo một hướng đi riêng trong địa hạt trình diễn về nhạc cổ truyền Việt nam, nhạc theo ngẫu hứng, nhạc đương đại cũng như phương pháp nghiên cứu thể nghiệm qua hát đồng song thanh… Trong gần 40 năm qua chú đã cùng hiền thê của mình là nữ danh ca Bach Yen, thực hiện được hơn 3000 buổi giới thiệu và trình diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới về nét đẹp, độc đáo và đa dạng của Dân nhạc Việt Nam »
Trích: « Trần Quang Hải – 50 năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt »
Tuần rồi tôi có đưa bài viết intro sách mới « Văn Nhân & Tình Sử »
của nhà văn Vương Trùng Dương có bài « Lê Trạch Lựu và Tình Khúc Em tôi »,
người nhạc sĩ biết yêu năm 16 tuổi, khi chàng gặp Kim Phượng, tiếng sét
ái tình bỗng đến ngay phút đầu gặp em. Mối duyên tình đẹp ấy là mối
tình theo mãi một đời theo xuống tuyền đài.
LÊ TRẠCH LỰU
Phải nói là những mối
tình ở thuở mới lớn chớm biết yêu, là những kỷ niệm đẹp vì e dè nhút
nhát (FSFL: first sight of first love, première vue d’un premier amour),
khi tiếng sét tình ái, thunderbolt khiến tim ta bồi hồi xao xuyến đập
thất nhịp chỉ bởi vì yêu em ngay phút đầu.
Hôm nay tôi xin intro
tiếp chuyện tình măng non, loại puppy love mà nhà văn Max Steele để lại
thế gian này khi ông ra đi, y như nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã làm. Những
puppy love măng non của tuổi 16, lứa tuổi sweet sixteen thật dễ thương.
Xin intro bài viết vui tươi mang tên ngộ nghĩnh « Ah Love! Ah Me! », được
ngòi bút Trương Mỹ Vân chuyển ngữ dưới tên « Mối Tình Đầu Xuân. Đôi nét
về nhà văn này nhé:
Max Steele, 83 tuổi (1922-2005, là nhà văn,
người cố vấn văn chương và kiêm giáo sư danh dự (Professor Emeritus),
dạy môn văn chương Anh văn tại trường học cũ của mình, là Đại học North
Carolina tại Chapel Hill, ông đã qua đời vào ngày 01 tháng 8, 2005 tại
Chapel Hill….
Về thuật ngữ « Professor Emeritus » xin cho tôi dài dòng, nhiều chuyện tí
ti, vì theo quy chế đại học Hoa Kỳ, khi chuyển ngữ danh từ « emeritus »
là vinh hiệu « danh dự » có thể bị hiểu nhầm. Khi tuyên dương sự cống hiến
của một vị giáo sư, hay một khoa học gia, hay một nhà bác học,… đã về
nghỉ hưu cho họ chữ emeritus là cách để biểu hiện đặc ân tôn trọng và
lòng tri ân đối với người được trao danh hiệu vinh dự này. Một vị
emeritus dù không còn quyền hạn chính thức như theo chức vụ ngày xưa,
nhưng vị này vẫn có thể tham gia vào các buổi lễ nghi hay hội họp chính
thức nếu muốn hay được mời, bởi vì khả năng chuyên môn như trong thời
gian ông hay bà còn tại vị trước đây. Ví dụ như giáo sư Nguyễn Xuân Vinh
khi về hưu ông mang tước hiệu Professor Emeritus of Aerospace
Engineering của Đại học Michigan, giáo sư danh dự ngành kỹ thuật không
gian. Tuy vậy sự nhiêu khê khi ta dịch không rõ ràng là « giáo sư danh
dự » có thể gây ra sự hiểu nhầm với danh hiệu « Honorary Professor ». Mà
hihi… « Honorary Professor » không kèm điều kiện nghỉ hưu, có công đóng
góp lâu dài cho tổ chức này. Chẳng hạn như một trường nọ đại học mời mọc
một ông giáo thính giả từ xứ Mấy chú 3 PRC HD981 sang Mỹ dạy vài phùa,
cho ông giáo tên hiệu trên giấy tờ « Honorary Professor », « Honorary
Fellow ». Và rồi một ví dụ khác như « tiến sĩ danh dự » (honorary
doctorate) của trường Graduate School Park Jung-ho tại Seoul cấp giấy
cho me-sừ Nguyễn Tấn Dũng giảng về kinh nghiệm luật pháp và kinh tế
VNCS. Với khả năng « siêu việt » của sừ ni ta không thể dịch hay hiểu y là
một Professor Emeritus.
Tóm lại quy chế nhà trường ban cho “Giáo
sư Emeritus” (Professor Emeritus) là một giáo sư dạy thực thụ, thông
thường đã làm việc toàn thời gian, nhưng nay đã nghỉ hưu, ông hay bà vẫn
có thể được mời định kỳ để thuyết trình, giảng dạy, tham khảo ý kiến
hay được trao một giải thưởng nào đó.
Thôi đã ăn gian đi lố đề
tài, xin trở lại chủ đề nhà văn Max Steele, các tác phẩm tiêu biểu của
ông ni như « Debby », « The Cat và Coffee Drinkers », »Where She Brushed Her
Hair » và « The Hat of My Mother ». Chính những tiểu thuyết của ông đã đưa
tên ông lên trên đài danh dự đoạt những giải thưởng điển hình như the
Harper Prize, the Saxton Memorial Trust Award, the Mayflower Cup Award
và O. Henry Prizes. Ông đã nhận được khoản tài trợ đặc biệt cho công tác
văn chương của mình từ Quỹ Quốc gia Nghệ thuật (the National Endowment
for the Arts).
Điều cao quý là Max là một giáo sư chuyên tâm, tận
tuy được nhiều người mến mộ và yêu quý bởi vì ông là một cố vấn có công
đào tạo cho các thế hệ nhà văn đi sau, Steele sáng lập và hướng dẫn
chương trình sáng tạo văn chương tại Đại học North Carolina (UNC), tọa
lạc tại thành phố Chapel Hill kể từ năm 1967 cho đến năm 1986. Nhiều học
trò của ông sau này đã trở thành những nhà văn tên tuổi, những tác giả
nổi bật như Randall Kenan, Jill McCorkle và Lawrence Naumoff.
Nhà
văn Max Steele sinh ra vào năm 1922 tại Greenville, tiểu bang South
Carolina. Steele đã theo học tại các đại học như Furman (Greenville),
Vanderbilt (Nashville, Tennessee), đại học Paris Sorbonne và Academie
Julienne (École des Beaux-Arts) ở Paris. Ông đã phục vụ trong quân lực
Không quân Hoa Kỳ trong thời Thế chiến II. Bài viết của ông đã được đăng
lần đầu tiên trên tạp chí Harper trong năm 1944 và tốt nghiệp từ trường
UNC vào năm 1946. Sau đó, ông sống ở Paris, nơi ông là một người bạn và
đồng nghiệp của George Plimpton và một biên tập viên (BBT) sáng lập của
tạp chí văn học The Paris Review. Ông vẫn kết nối với các văn hữu trong
BBT cho đến khi ông qua đời, tên ông được liệt kê trên các quảng cáo
tiêu đề là đồng biên tập. Ông cũng là một biên tập viên cho tạp chí
Story.
Nếu năm 16 tuổi nhạc sĩ Lê Trạch Lựu bị coup de foudre
hành hạ khi yêu nên len lén muốn gửi thơ cho nàng Kim Phượng, nhưng rồi
chẳng dám. Truyện viết của nhà văn Max Steele cùng thế hệ cũng yêu thầm
nàng Sara Nell Workman, phôn mời nàng đi xem ciné mà run như cầy sấy.
Sara đồng ý đi xem ciné, xem ciné xong Max muốn mời Sara đi ăn dinner,
giờ không đủ vì hết phép của ông bố Sara, nên đôi bạn ghé vào tiệm
drugstore « Shaeffer’s » chỉ uống nước, cái khờ khạo măng non, nhút nhát
của Dave (mà Max đặt tên trong truyện) khi uống hai viên Litho-bromide
nên uống với nước lã, thuốc hòa tan trong nước lã sủi bọt như Alka
Seltzer, thay vì như Max viết vì là khờ dại vì không biết nên đã diễn
tuồng Coke và Litho-bromide (LiBr). Khi LiBr (lithium bromide) liên kết
trong phản ứng cùng chất lỏng trong Coke, có chứa sodium carbonate
(alkali) dạng thức hóa học CNa2O3, hệ quả cho những phản ứng nhiệt năng,
sôi sục exothermic reaction, khó chịu cho cơ thể của Dave. Những khờ
dại trong trắng….
Viết về sách mới, xin đơn cử một chuyện tình
đẹp về kỷ niệm và thơ mộng như: « Lê Trạch Lựu và Tình Khúc Em tôi », ở
trang 167, đây là một mối tình mang theo mãi một đời người. Nhạc phẩm Em
Tôi ra đời đầu năm 1953 đến nay vẫn tiếp tục đem đến cho người nghe
những xúc cảm như gần, như xa của một thời tưởng như đã thuộc về dĩ vãng
nhưng vẫn tiếp tục làm rung động trái tim những thính giả trẻ tuổi ở
thế hệ bây giờ. Đằng sau ca khúc lãng mạn này là một cuộc tình mang theo
từ thuở vừa biết yêu cho đến tuổi xế chiều khi nhạc sĩ sáng tác liên
lạc lại người xưa qua đường dây điện thoại viễn liên. Nay chuyện ấy đã
chìm vào danh sách những thiên tình sử đẹp trong lãng mạn và lưu luyến
kèm theo bạn tình ca Em Tôi bất hủ theo ý riêng cùa hàn bút ni.
Trong một buổi nói chuyện ở buổi họp mặt Thu Tao Ngộ tại Paris 2009,
nhạc sĩ Lê Trạch Lựu kể về câu chuyện tình đã đưa đến bài tình ca Em
Tôi. Vào tháng 5 năm 1946 ông tham dự trại hè Sầm Sơn, đi với đoàn Hướng
Đạo cùng nhiều đoàn khác, tập trung tại sân ga Hà nội. Thoáng thấy một
cô gái xinh xinh, dáng người phong nhã, có đôi mắt đẹp tuyệt vời, ông bị
tiếng sét ái tình ngay phút đầu. Rồi mỗi ngày ông đều thấy cô gái ấy,
đội nón, dưới nắng trang trang rũ áo, ông ngồi bên cửa sổ nhìn cô ta.
Thỉnh thoảng cô nàng ngửng đầu lên, vành nón che đôi mắt, nhưng ông biết
là cô ta đang nhìn chú ý đến ông. Khi về lại Hà Nội ông tìm nhà cô ta,
vì có duyên nên tìm được ngay, nhà cô ta ở gần nhà ông. Dạo ấy có một
chú bé đi theo ông bén gót, đó là chú Mỹ, em cô Phượng. Một hôm, ông
viết một lá thư và chẳng dám trao đến cô, vì không đủ can đảm trao lá
thư đến Phượng, nên ông nhờ chú Mỹ giúp cho công tác liên lạc.
Gia đình Phượng phải đi tản cư vì biến cố toàn quốc kháng chiến. Phần
khác Lê Trạch Lựu sang Pháp du học. Tháng ngày qua khi ở Paris cũng là
thời gian mà nỗi nhớ quay cuồng chàng thanh niên say trong cơn yêu, điều
này đã là nguồn suối trào dâng để một ngày nọ bên những bạn bè văn nghệ
như Nguyên Sa, Hoàng Anh Tuấn, ông bấm lên phím đàn, đưa « Em Tôi » vào
đời. Sau đó tác giả gửi bài nhạc tới nhà xuất bản Tinh Hoa. Những tháng
năm trôi qua. Khi nhạc phẩm cất cánh bay cao tại Việt Nam, ông ở Paris
nên không biết rõ tình trạng nó ra sao.
Rồi một hôm Lê nhạc sĩ
tìm ra được địa chỉ của Phượng rồi viết về cho chú Mỹ, Mỹ cho biết cô
Phượng đợi ông trong một năm dài, thấy ông không về Phượng tưởng ông đã
mất. Rồi ba năm sau khi cô để tang ông, cô đi lấy chồng, gia đình đã êm
thấm với chồng và con. Mãi về sau này, sáu chục năm sau, ông được biết
tin qua một người bạn cùng trường năm xưa cho ông số phôn, thế là ông
gọi thăm người yêu cũ. Nàng vừa ngạc nhiên vừa bối rối, phải chăng người
chết trở về. Phượng òa ra tiếng khóc ngất ngây. Nhạc sĩ hỏi về lá thư
tình năm xưa, thuở văn thời 16 viết trong thơ ngây, trong lúng túng.
Phượng trả lời ông: « Em để vào trong một cái hộp, nó đi theo em tất cả
mọi nơi, trong đó có cả tập ảnh chụp hồi đó, nhưng chồng em thấy lúc nào
em cũng buồn, nói với em nên giấu nó đi một chỗ, khi nào vui thì hãy mở
ra. Thế là ông ta bỏ vào đâu không rõ, mấy năm sau ông ta mất, tìm kiếm
khắp nhà không ra. Em chỉ nhớ anh viết dài lắm… viết dài lắm… Hôm
nọ em muốn tìm cái hình anh hồi đó, mà không thấy đâu. Tủi thân, em lại
ngồi khóc, may rằng con và cháu em bữa đó tụi nó không có ở nhà… ».
Ông cho biết: « Mối tình đối với cô Phượng theo tôi suốt đời, vì rằng đó
là mối tình đầu, mà mình không biết nhau ở đâu, không biết người ta
sống hay chết, tôi nhớ đến cô và tôi đã làm bài « Em Tôi ». »….
Chiều văn học nghệ thuật ra mắt sách Trần Quang Hải- 50 Năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt
GS Quyên Di thay mặt bà khoa trưởng trao tặng bằng vinh danh GS. TS Trần Quang Hải. (Băng Huyền/ Viễn Đông)
Bài BĂNG HUYỀN
Trưa Chủ Nhật, ngày 10 tháng 2, 2019 tại phòng hội của Đại Học Cal
State Long Beach (CSULB) thuộc Phân Khoa Nghiên Cứu Về Người Á Châu Và
Người Mỹ Gốc Á Châu (Asian & Asian American Studies) đã diễn ra buổi
“Chiều Văn Học Nghệ Thuật” năm thứ III do nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật
& Tiếng Thời Gian tổ chức.
Chương trình này rất đặc biệt, là buổi ra mắt sách “Trần Quang Hải- 50
Năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt” do nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật &
Tiếng Thời Gian kết hợp cùng Nhóm Văn Thơ Lạc Việt tại San Jose thực
hiện, và vinh danh Giáo Sư Tiến Sĩ (GSTS) Trần Quang Hải. Ông là con
trai đầu của cố Giáo sư Tiến Sĩ Trần Văn Khê và cháu của “quái kiệt”
Trần Văn Trạch.
GS.TS Trần Quang Hải diễn thuyết và trình diễn hát Đồng Song Thanh và đàn Môi. (Băng Huyền/ Viễn Đông)
Ông là một thuyết trình viên, nhạc sĩ sáng tác và là người thầy nổi
tiếng về sư phạm âm nhạc. Ông đã có hàng nghìn cuộc nói chuyện, giới
thiệu âm nhạc Việt Nam khắp nơi trên thế giới. Ông không chỉ chuyên về
nhạc dân tộc Việt, mà còn là chuyên gia về nhạc cụ và âm nhạc của các
nước châu Á. Ông sống tại Paris, Pháp, đã thực hiện rất nhiều công trình
vĩ đại với nhiều sáng tạo đầy màu sắc nghệ thuật độc đáo.
Giáo sư Quyên Di là giảng viên Phân Khoa Nghiên Cứu Về Người Á Châu Và
Người Mỹ Gốc Á Châu của Đại Học Cal State Long Beach và là thành viên
của nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian. Giáo sư Quyền Di cho
biết, “Đây là chương trình thường niên lần thứ ba Chiều Văn Học Nghệ
Thuật của nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian tổ chức, dưới sự
bảo trợ của Khoa Nghiên Cứu về Người Mỹ gốc Á Châu của Đại Học Cal State
Long Beach. Tôi sẽ đại diện cho phân khoa và bà khoa trưởng, Giáo Sư
Tiến Sĩ Teri Yamada, hiện đang công tác tại Ấn Độ, nên không thể có mặt
trong chương trình lần này, để trao giải thưởng cho Giáo sư Tiến Sĩ Trần
Quang Hải và tôi cũng đại diện chương trình tiếng Việt của trường, trao
cho ông giải thưởng. Giải thưởng ghi nhận sự đóng góp không biết mệt
mỏi của Giáo sư Tiến Sĩ Trần Quang Hải vào gia tài âm nhạc Việt Nam.
Cùng nhau hát “Và Con Tim Đã Vui Trở Lại” (Băng Huyền/ Viễn Đông)
“Giáo sư Trần Quang Hải có nhiều công trình lắm, ngoài những công
trình về sáng tác âm nhạc, công trình về thu thanh thu hình âm nhạc và
trình diễn. Ông còn là một người nghiên cứu rất sâu về âm nhạc cổ truyền
Việt Nam. Cuốn sách Trần Quang Hải 50 năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt,
tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu của ông. Trong quyển sách này đặc sắc
nhất và tôi được học hỏi nhiều là bài Nguồn Gốc Âm Nhạc Việt Nam.”
Ông Trần Mạnh Chi, trưởng Ban Tổ Chức và là đại diện cho Nhóm Nhân
Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian, bày tỏ, “Chúng tôi hân hạnh đón
tiếp mọi người đến dự ra mắt sách của Giáo sư Trần Quang Hải từ Pháp
qua. Nhạc sư đã bỏ công 50 năm nghiên cứu về âm nhạc nghệ thuật Việt
Nam. Đây là niềm hãnh diện cho người Việt Nam khắp nơi trên thế giới.
Tất cả những chương trình mà nhóm đã tổ chức trong quá khứ và sắp tới,
chúng tôi mong mỏi vinh danh những nhà văn học, nhà văn hóa nghệ thuật,
những ai đóng góp công sức cho nền văn học nghệ thuật Việt Nam. Hôm nay
đặc biệt còn có một buổi triển lãm tranh mini của các họa sĩ Hoàng Vinh,
họa sĩ Hồ Thành Đức, họa sĩ Beky, họa sĩ Lưu Anh Tuấn… bên ngoài phòng
hội trước khi diễn ra chương trình chính.”
GS. TS Tahara (người đầu tiên từ trái qua) hát Qua Cầu Gió Bay chung với Thụy Vy và Hậu Nguyễn. (Băng Huyền/ Viễn Đông)
Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải có mặt từ rất sớm để ký tặng sách cho
mọi người, cùng xem tranh của các họa sĩ triển lãm bên ngoài phòng hội
và chụp hình lưu niệm với bạn hữu, thân hữu, những khán giả yêu mến tài
năng của ông. Nói về cảm xúc của mình, Giáo sư Trần Quang Hải chia sẻ,
“Đây là chương trình rất đặc biệt và vinh dự cho tôi, là một người từ
phương xa đến. Sự tiếp đãi rất nồng hậu, tất cả những cảm tình, sự tiếp
đón của anh em trong cộng đồng đem lại cho tôi niềm vui, để tôi thấy
rằng người Việt Nam vẫn còn yêu thương nhau. Đây là buổi giới thiệu
quyển sách, là công trình nghiên cứu của tôi về nhạc dân tộc Việt trong
50 năm qua, như lĩnh vực hát đồng song thanh, không những phổ biến giọng
hát, phổ biến dùng giọng hát để chữa bệnh, giúp những người câm có thể
nói chuyện được mà không phải mổ, đó là những đóng góp rất nhỏ không chỉ
trong âm nhạc mà nó liên hệ đến nhiều lĩnh vực khác nhau, và được gặp
gỡ người đồng hương tại vùng Nam Cali sau 13 năm tôi mới trở lại gặp
những người Việt sống tại đây.
GS. TS Trần Quang Hải chụp lưu niệm tại triển lãm tranh mini (Băng Huyền/ Viễn Đông)
“Tôi rất lấy làm vui mừng và hân hạnh được tiếp đón ở trường Đại Học
Cal State Long Beach, là niềm vui cho tôi và tôi cũng chia sẻ niềm vui
đó với cộng đồng người Việt tại California nói riêng và cho tất cả những
người Việt của cộng đồng Việt Nam tại đất Mỹ này nói chung. Sự vinh
danh này chỉ là cá nhân thôi, nhưng điều tôi thấy trường Đại Học Mỹ bắt
đầu chú trọng về văn hóa Việt, đó là điểm son do sự đóng góp của rất
nhiều những vị giáo sư mà chúng tôi được hân hạnh gặp và một số vị đã
đóng góp một cách trực tiếp hay gián tiếp trong công trình xây dựng văn
hóa Việt Nam ở hải ngoại.”
Các thành viên trình diễn tiết mục thời trang. (Băng Huyền/ Viễn Đông)
Sau khi thức khai mạc trang trọng với sự điều hợp của MC Thụy Vy, Ban
Hợp Ca nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian đã gợi nhắc bao
nỗi bồi hồi trong tim khán giả qua ca khúc Nắng Đẹp Miền Nam (Lam
Phương) và bồi hồi nhiều suy nghiệm về cuộc đời về tình thương giữa
người với nhau qua ca khúc Phút Chan Hòa (Thơ Trần Việt Hải, nhạc Hồng
Tước).
Phần nghi thức vinh danh GS. TS Trần Quang Hải với GS Quyên Di của
trường Cal State Long Beach, Bà Nguyễn Thế Thủy đại diện của Học Khu
Westminster trao bằng tưởng lục đến GSTS Trần Quang Hải. GS Dương Ngọc
Sum là cố vấn Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian cùng các cựu
học sinh của trường Petrus Ký tặng quà lưu niệm cho GS Trần Quang Hải,
là một cựu học sinh của Petrus Ký. Vài thành viên Nhóm Văn Thơ Lạc Việt
tại San Jose đã tặng GS. TS Trần Quang Hải hai cuốn sách “Trần Quang
Hải- 50 Năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việt” tiếng Việt và tiếng Anh do
nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian kết hợp cùng Nhóm Văn Thơ
Lạc Việt tại San Jose thực hiện,
Những tiết mục phụ diễn văn nghệ đặc sắc
Những người mẫu không chuyên của nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng
Thời Gian đã trình diễn tiết mục Thời Trang Áo Dài Việt Nam Theo Dòng
Thời Gian, dưới sự dẫn dắt dí dỏm của Giáo sư Quyên Di và cô Thủy Vân đã
giới thiệu tên gọi, thời gian ra đời của từng bộ áo dài Ngũ Thân, áo
dài Lemur/Cát Tường, áo dài Tứ thân/ Lê Phổ, áo dài Raglan/ Trần Kim, áo
dài Trần Lệ Xuân…
GS Quyên Di giới thiệu ba sinh viên của mình lần lượt đọc lá thư của
bà khoa trưởng gửi đến GS. TS Trần Quang Hải về lý do bà không có mặt
trong buổi vinh danh. (Băng Huyền/ Viễn Đông)
Chương trình càng thêm đậm đà phong vị dân tộc với giọng hát của dược
sĩ Thanh Mai qua ca khúc Rất Huế của Võ Tá Hân sáng tác, do chính nhạc
sĩ Võ Tá Hân đệm guitar cho giọng hát của Thanh Mai. Giọng ca ngọt ngào
của Ngọc Quỳnh hát “Dạ Cổ Hoài Lang” và nét duyên dáng, luyến láy, nhấn
nhá từng câu chữ của ca sĩ Thúy Anh (Là – xướng ngôn viên, biên tập viên
của chương trình radio Chiều Thứ Bảy) hát bài Mình Ơi Em Chẳng Cho Về
của nhạc sĩ Anh Bằng, với tiếng đàn guitar của anh Nguyên Vũ.
Giáo sư Tiến Sĩ Hiroki Tahara, phó giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Ngôn
Ngữ Học tại đại học APU Nhật, không những nói, viết tiếng Việt rất lưu
loát mà anh còn am hiểu văn hoá Việt rất sâu. Trong bộ áo dài cách điệu,
anh cùng với MC Thụy Vy và ông Hậu Nguyễn là thành viên trong Ban Tổ
Chức đã hát rất tình bài hát Qua Cầu Gió Bay.
Anh Hiroki Tahara đã tiết lộ với người viết, cách nay hơn 20 năm, hồi
còn là sinh viên năm thứ nhất Cử nhân ngoại ngữ học tiếng Việt tại
trường Đại Học Ngoại Ngữ Tokyo, anh đã từng tập hát bài Qua Cầu Gió Bay,
hát chung với các sinh viên khoa tiếng Việt. Lần này tham dự trong
chương trình, ban tổ chức đề nghị anh hát bài này, anh đã tập lại trong
một tuần để hát. Anh rất thích bài hát này nên dù hai mươi mấy năm rồi
vẫn chưa quên. Lúc còn sinh viên, anh hát nhưng hoàn toàn không hiểu ý
nghĩa bài hát. Dù vậy bài hát để lại ấn tượng đẹp để anh nhớ hoài, anh
rất thích câu hát “Tình tình tình gió bay… tình tình tình gió bay, vì âm
điệu nên thơ.
Những giọng ca tài tử của các ca sĩ khách mời góp vui cho chương
trình, bằng tài năng và sự duyên dáng của mình, họ đã giúp người nghe có
mặt trong buổi diễn càng yêu cái chất thơ tinh tế vô cùng của dân ca,
ca khúc mang âm hưởng dân ca của các nhạc sĩ, càng nghe lại càng thấm
cái ý nhị đẹp đẽ trong nội dung câu hát, cái thanh lịch nhẹ nhàng, cái
tình rất nồng đượm mà không vồn vã của người Việt Nam.
Diễn thuyết và trình diễn
Có lẽ tiết mục đặc biệt và nhận được những tràng pháo tay cùng những
lời ngợi khen, hâm mộ từ những người tham dự nhiều nhất, chính là tiết
mục diễn thuyết kết hợp trình diễn của Gíao sư Trần Quang Hải trong
khoảng 20 phút.
Với lối nói chuyện hài hước và phong thái giản dị, mộc mạc, GS. TS
Trần Quang Hải đã chia sẻ súc tích những nghiên cứu của ông về Nhạc Dân
tộc xoay quanh hai công trình: Hát đồng song thanh, và đàn môi. Trong
hai công trình ấy, Hát đồng song thanh là công trình mà ông dày công
nghiên cứu nhiều nhất. Hát đồng song thanh, còn được biết đến trên thế
giới với cái tên Tuvan Throat Singing, Khoomei (Khơ mây), Hooliin Chor.
Là một biến thể đặc biệt của hòa âm giọng hát, được hình thành và
phát triển từ Mông Cổ, Nội Mông, Tuva và Siberia. Nó được tổ chức UNESCO
công nhận là di sản văn hóa phi vật thể năm 2009 dưới cái tên Nghệ
thuật hát Mông Cổ, Khơ mây. Trong kĩ thuật hát này, người trình diễn sẽ
tạo ra một cao độ cơ bản và đồng thời tạo ra thêm một cao độ khác cao
hơn cùng lúc.
Công trình nghiên cứu Hát đồng song thanh của GS.TS Trần Quang Hải là
một quá trình nghiên cứu, từ vị trí phát âm và các kỹ thuật hát của mỗi
dân tộc trên thế giới, cho đến các lối hát đồng song thanh của các nước
Tây Á và kiểu thức cầu kinh của các vị Lạt Ma- Tây Tạng. Từ cơ sở đó,
ông phát triển và sáng tạo lối hát Đồng song thanh theo kiểu của riêng
ông, mà hiện nay không những để biểu diễn âm nhạc mà còn ứng dụng vào
lĩnh vực Y khoa.
Đây còn là cách điệu trị học cho các căng bệnh đứt dây thanh quản và
khuyết tật về phát âm. Song song với diễn thuyết ông còn thể hiện tài
nghệ độc đáo của mình minh họa các giọng hát bằng giọng ngực, minh họa
bằng hát một đoạn ngắn opera. Giọng mũi, minh họa bằng hát bài nhạc cổ
truyền Nhật Bản. Giọng óc, minh họa hát đoạn kinh kịch.
Giáo sư Tiến Sĩ Trần Quang Hải giới thiệu cây đàn Môi của người Mông
là một dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Ông cho biết ông đã giới thiệu cây
đàn Môi của người Mông cách nay 45 năm khắp nơi trên thế giới. Ông đã
ngậm chiếc kèn nhỏ bé, bàn tay thoăn thoắt gảy kèn, đôi môi run run theo
cảm xúc tạo nên những âm thanh trầm bỗng vang lên, rền rền thánh thót,
tạo nên những âm thanh thật thú vị, mới mẻ về giai điệu, tiết tấu khiến
mọi người hải trầm trồ thích thú.
Lúc đầu ông đánh đàn môi đơn giản trình diễn bài Happy Birthday To
You, sau đó ông đàn lại bài này nhưng thêm tiết tấu vô, khiến bài hát
nghe đặc sắc hơn. Ông còn dùng đàn môi để nói chuyện, ông nhép miệng nói
không phát ra tiếng, nhưng thông qua đàn môi tiếng nhép miệng câu nói
đó phát ra tròn câu rõ ràng, làm cho không khí cả khán phòng sôi động
hẳn lên và không ngớt vang lên những tràng pháo tay thán phục. Kết thúc
phần trình diễn của mình, ông nhận lời đề nghị của MC Thụy Vy, đã nhái
lại giọng của người chú là nghệ sĩ Trần Văn Trạch, hát lại bài Sổ Xố
Kiến Thiết Quốc Gia trong tiếng vỗ tay giòn giã của khán giả.
Có mặt trong chương trình, GS Lê Văn Khoa đã chia sẻ với nhật báo Viễn
Đông, “Nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian là nhóm tập hợp một
số anh em yêu thích nghệ thuật và văn chương, không phải là những nhà
văn lớn, những nghệ sĩ lớn, nhưng họ yêu thích và đã làm được. Đây là
điều rất quý. Anh Việt Hải là người sáng lập ra nhóm, rất có lòng, đã
thúc đẩy anh em làm nhiều sách. Họ đang có danh sách dài để ra mắt sách
suốt năm tới, chứ không chỉ trong năm nay thôi đâu. Đây là điều mừng.
“Người Việt ra nước ngoài cũng có ước vọng làm sao để văn hóa, nghệ
thuật của mình vươn lên, thành ra họ tiếp tục sinh hoạt. Mình ở ngoài
nước, vẫn làm được. Thì như vậy, theo tôi, văn hóa và nghệ thuật Việt
Nam sẽ càng rộng lớn hơn, và nó không nằm dưới một chiêu bài, sự chỉ huy
của người nào cả. Vì đó là dân tộc, chứ không phải là cá nhân. Đây là ý
của tôi. Còn anh Trần Quang Hải thì tôi có biết anh lâu rồi, thỉnh
thoảng gặp nhau mỗi lần anh bên Pháp qua, thỉnh thoảng chúng tôi có gặp
nhau.
“Thân phụ của ông Trần Quang Hải là Trần Văn Khê, là người tôi rất
kính quý, là người có tâm hồn về nhạc chính thống Việt Nam và họ muốn
phát huy. Nhưng cái mình làm rộng rãi hơn hết, đem nhạc Việt đi phổ biến
trong những buổi diễn thuyết khắp thế giới, thì tôi nghĩ người Việt
không có ai làm được tương xứng như anh Trần Quang Hải đâu.
“Chúng ta rất hãnh diện có những nhân tài đó trong cộng đồng Việt Nam
chúng ta và tôi hy vọng mọi người sẽ tiếp trợ, làm sao để thế hệ sau
này còn vươn xa nữa, để đưa nhạc Việt chúng ta đi rộng ra trên thế
giới.”
Giáo sư Tiến Sĩ Hiroki Tahara thì bày tỏ, “Tahara rất vui vì được ngồi
chung với những bạn Việt Nam của cộng đồng người Việt hải ngoại tại Nam
Cali. Bản thân tôi rất thích hát bài Qua Cầu Gió Bay, và được hát trước
mặt Giáo sư Tiến sĩ Trần Quang Hải là một vinh dự đối với tôi.”
Anh cũng nêu lên suy nghĩ và mong ước của mình, “Điều hơi buồn là sao
chương trình này toàn người già, tôi năm nay 47 tuổi, không phải người
trẻ. Đáng lẽ chương trình như thế này phải có thanh niên ngoài 20, dự
thật đông. Lẽ ra phải có thanh niên tham gia vào ban tổ chức để rút kinh
nghiệm cách tổ chức, cách tiếp khách, cách biểu diễn. Vì không có người
trẻ sẽ không có người kế thừa, vì người già đến tuổi phải về hưu, nghỉ
ngơi, không có người trẻ kế thừa thì tiếc lắm.”
Kết thúc buổi diễn, các thành viên trong ban Hợp Ca, Ban Tổ Chức, GS.
TS Trần Quang Hải, GS Dương Ngọc Sum… và các khán giả đã cùng hát vang
ca khúc “Và ConTim Đã Vui Trở Lại” (Đức Huy) như một sự cổ vũ về sự lạc
quan, phấn khởi và luôn trong tư thế chủ động hướng đến sống tích cực,
là thông điệp ca khúc của nhạc sĩ Đức Huy gửi đến người nghe và cũng là
điều mà Ban Tổ Chức mong muốn GS. TS Trần Quang Hải và một vài thành
viên trong nhóm Nhân Văn Nghệ Thuật và Tiếng Thời Gian đang bị bệnh nan
y. Mong các vị ấy sẽ sớm chữa trị thành công, hồi phục và vui khỏe để
tiếp tục những công trình văn hóa nghệ thuật đang thực hiện, góp vào
vườn hoa Việt Nam những bông hoa tươi thắm.Từ khóa tìm kiếm: Chiều văn học nghệ thuật ra mắt sách Trần Quang Hải- 50 Năm Nghiên Cứu Nhạc Dân Tộc Việthttp://viendongdaily.com/chieu-van-hoc-nghe-thuat-ra-mat-sach-tran-quang-hai-50-nam-nghien-f8cwibIu.html
Voulez-vous le faire livrer le mardi 26 fév.? Choisissez la Livraison Express au cours de votre commande. En savoir plus.Note: Cet article est éligible à la livraison en points de collecte. Détails
Từ lúc nghe tin Trần Quang Hải, giáo sư tiến sĩ ngành Dân Tộc Nhạc
Học (Ethnomusicology) mắc một bệnh nan y là ung thư máu, các anh chị em
trong nhóm “Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng Thời Gian” rất xúc động và
có ý định làm một cái gì đó cho ông. Ngày 10 tháng 2, 2019, hai chi
nhánh Bắc và Nam Cali của nhóm đã đồng phối hợp thực hiện một buổi chiều
văn hoá nghệ thuật và ra mắt sách cho Trần Quang Hải.
Pic 1 GS Quyên Di trao bằng tưởng lục cho GS TQHải
Pic 2 Bà Frances Thế Thủy trao bằng cho GS TQHải
Cuốn sách “Trần Quang Hải: 50 năm nghiên cứu nhạc dân tộc Việt” là
một tổng hợp các công trình nghiên cứu về âm nhạc của ông đã được góp
mặt cùng kho tàng tài liệu âm nhạc VN. GS Hải đã từ Paris bay qua để dự
buổi hội ngộ và ra mắt sách hy hữu này. Ngoài một số sinh viên của hai
trường đại học Calstate và Fullerton, khoảng gần 200 thân hữu và đồng
hương người Việt nghe tin đã về tham dự.
Nguyên GS TQHải là chồng của nữ danh ca Bạch Yến, con trai của cố GS
Trần Văn Khê, một nhà nghiên cứu văn hoá và âm nhạc cổ truyền rất nổi
tiếng ở VN. GS Hải lấy bằng tiến sĩ âm nhạc dân tộc người Việt tại Pháp,
làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con người ở Pháp(Musée de l’Homme).
Ông đã có những nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc âm nhạc học
như: hát đồng song thanh, phát triển gõ muỗng. Ông được tôn xưng danh
hiệu “vua muỗng” và Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục “Ông
là người trình diễn đàn môi Mông(Hmong) tại nhiều quốc gia nhất thế
giới.” Ông cũng là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế.
Ông và danh ca Bạch Yến đã thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc
dân tộc Việt Nam ở 70 nước trên thế giới…(Theo Wiki)
Pic 3 Ban đại diện nhóm NVNT&TTG
Pic 4 Ban hợp ca
Nhân dịp buổi ra mắt sách được tổ chức tại đại học Calstate Long
Beach, CA, USA, bà Teri Yamada, khoa trưởng Khoa Nghiên Cứu Về Người Á
Châu Và Người Mỹ gốc Á đã vinh danh GS TS TQHải.
Thật tiếc, bà Teri Yamada đã không được gặp mặt giáo sư vì giờ cuối
bà phải bay qua Ấn Độ dự một buổi lễ hội về văn hoá, nên bà viết một lá
thư rất chân tình gởi ông. Bà cáo lỗi và ủy nhiệm GS Quyên Di thay bà
chào mừng, vinh danh và trao bằng tưởng lục cho ông.
GS Quyên Di dạy ở đây và cũng là thành viên trong khoa nghiên cứu này
cho biết thêm, “Đây là một vinh dự cho cộng đồng VN vì hiếm khi khoa
trưởng Yamada viết một lá thư trân trọng như thế này. Tôi đã từng dự
nhiều buổi vinh danh nhưng chưa bao giờ tôi thấy bà viết một lá thư như
thế. Trước đó bà đã đọc tất cả các tài liệu viết về GS, cả những tài
liệu của GS viết, nghiên cứu rồi đúc kết lại thành bức thư nói trên và
trân trọng trao bằng tưởng lục cho GS. Bà thay mặt đại học Calstate Long
Beach vinh danh GS Hải đã có công phi thường đóng góp vào kho tàng âm
nhạc VN qua các công trình nghiên cứu âm nhạc, văn hoá, nghệ thuật dân
tộc qua thời gian, qua các thế hệ.
Pic 5 Hàng đứng: Nhóm NVNT&TTG, Hàng ngồi: GS Tahara, GS TQHải, TT Kiều Chinh, NV Nguyễn Quang, NV Quyên Di
Pic 6 Quan Khách
Ngoài ra bà Frances Thế Thủy, ủy viên giáo dục học khu Westminster
cũng lên trao bằng tưởng lục cho ông. Hiện diện trong buổi lễ có tài tử
Kiều Chinh, GS Tahara Hiroki, BS Steven Le, nhà văn Nguyễn Quang (phu
quân Minh Đức Hoài Trinh), NS Lê Văn Khoa và phu nhân, NS Võ Tá Hân và
phu nhân, BS Phạm Gia Cổn và phu nhân, bà quả phụ Lê Trọng Nguyễn, Nhạc
Trưởng Bùi Quỳnh Giao..v..v…
Sự có mặt của GS người Nhật Tahara Hiroki hôm nay đã khiến tôi rất
ngạc nhiên. Ông là người Nhật 100% mà nói và viết tiếng Việt rất sành
sõi, thích ăn nước mắm, thích nhạc Việt Bolero. Tôi hỏi ông duyên cớ nào
ông lại có mặt ở đây hôm nay. Ông nói ông hâm mộ tài năng của GS TQ Hải
mà bay qua Mỹ để được gặp GS Hải. GS Hải rất nổi tiếng ở bên Nhật vì GS
đã có nhiều đề tài nghiên cứu về âm nhạc và làm việc chung với các nhà
nghiên cứu âm nhạc của Nhật Bản về nhạc cung đình Huế và nhạc dân tộc VN
nói chung. GS Tahara cũng nghe tiếng của cố GS Trần Văn Khê là cha của
GS Hải nhưng tiếc quá không được gặp cụ vì cụ đã qua đời.
Tôi hỏi thêm là GS Tahara thích nhạc Bolero vậy GS có thấy nhạc cổ
truyền Vn có gần gụi với nhạc Bolero VN không? Ông bảo ông thấy nhạc
Bolero Vn gần giống với nhạc Tanka của Nhật hơn, nhưng khác ở chỗ Tanka
không có tố chất ngọt ngào còn Bolero phải hát ngọt ngào, mượt mà, đầy
cảm xúc mới được.
Pic 7 Ông bà GS Lê Văn Khoa, Nguyễn Hùng và NV Việt Hải(ngồi)
pic 8 Trình diễn thời trang áo dài Bà Nhu
GS Trần Mạnh Chi là trưởng nhóm “Nhân Văn Nghệ Thuật & Tiếng thời
gian”, đồng thời là trưởng ban tổ chức đã lên giới thiệu các thành viên
Bắc và Nam Cali của nhóm, có nhà văn Trần Việt Hải là cố vấn. GS Quyên
Di và Thụy Vy là 2 MC chính của buổi vinh danh.
GS TQHải được mời lên và ông xuất hiện với một vóc dáng rất khoẻ
mạnh, giọng nói thì hùng hồn, sang sảng. Ông cám ơn BTC đã thực hiện
buổi rms này và nói về quá trình hoạt động của ông ở hải ngoại.
Ông qua Pháp năm 1961 tới nay đã 58 năm. Thời gian đầu để học nhạc
Tây Phương và nghiên cứu về nhạc học. Sau đó ông đi tìm hiểu thêm và
khám phá ra âm nhạc VN không chỉ đơn thuần có Hò, Xang, Xê, Cống, đàn
cò, đàn tỳ bà, độc huyền hay hát chèo, cải lương. Nhạc VN còn có nhạc
của 53 sắc tộc khác của những dân tộc ở cao nguyên Trung phần như Ba na,
Gia Rai, Êđê, Xê đăng… Ở phía Bắc có người Thái, Tày, Thổ, Nùng,
Dao…. cũng có nhạc. Nghĩa là nhạc VN có thiên hình vạn trạng do sự
phối hợp của nhiều loại. Trong số các nhạc cụ được sáng chế ngày nay có 3
cây đàn là niềm tự hào cho cái đẹp của VN. Đó là đàn T’rưng của người
sắc tộc Gia Rai, đàn K’ni 2 giây và cây đàn đá. Ông đã đi khắp nơi trên
thế giới để giới thiệu những cái hay cái đẹp của âm nhạc VN, như nhạc
Cung Đình Huế, nhạc của đồng bào thiểu số, các loại Hát Tuồng, hát Chèo,
Ca Trù, Ca Huế, Đàn Ca Tài Tử Nam Bộ. Ông giới thiệu cho toàn cầu biết
sự phong phú đa dạng của nhạc VN.
Pic 9 Triển lãm tranh
Ông đã giới thiệu và trình diễn lối hát Đồng Song Thanh và biểu diễn
Đàn Môi khiến các cử toạ kinh ngạc và vỗ tay tán thưởng nồng nhiệt.
Trong quá trình nghiên cứu ông khám phá ra loại hát Đồng Song Thanh của
người Mông Cổ vùng Tây Bá Lợi Á tức là hát 2 giọng cùng một lúc, có thể
đổi từ giọng chính thành giọng cao. Để cải tiến, ông đã tạo ra phương
pháp hát Đồng Song Thanh mới. Hơn thế nữa, có thể dùng phương pháp hát
này để trị bệnh cho những người bị đứt thanh quản có thể nói được mà
không phải phẫu thuật. Lúc nghiên cứu ông đã chấp nhận để người ta chiếu
quang tuyến X trong một thời gian dài để thí nghiệm, nhằm biết được
hoạt động của các thớ thịt ở cổ họng khi không dùng đến dây thanh quản
mà vẫn tạo ra được tiếng nói. Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo ông có
thể bị ung thư cổ họng nhưng ông đã sẵn sàng ký vào biên bản cam kết,
biến mình thành “con vật” thí nghiệm cho những nghiên cứu của mình bất
chấp cả tính mạng.
Để buổi ra mắt sách đầy tính văn hoá nghệ thuật thêm đặc sắc, BTC đã
trình diễn một màn “Thời trang với áo dài qua thời gian” với sự góp mặt
của các anh chị em trong nhóm cùng sự tham gia của Hội Ái Hữu Sinh Viên
VN Fullerton. Những chiếc áo dài từ cổ truyền, Lemur Cát Tường, Bà Nhu,
Bà Ba, cho tới cách tân qua các thời đại đã làm khán giả thích thú và
kinh ngạc. Những hoạ phẩm nghệ thuật cũng được triển lãm do các hoạ sĩ
đóng góp như: Lưu Anh Tuấn, Lê Thúy Vinh, Hồ Thành Đức, Bé Ký, Hoàng
Vinh, Đàm Quốc Cường, Lương Nguyễn, Nguyễn Thái Bình…Các màn hợp ca,
song ca mang đầy tính dân tộc do các nhạc sĩ, ca sĩ đồng trình bày đã
góp phần phong phú cho buổi rms.
Tôi được tiếp xúc với GS Lê Văn Khoa và xin ông chia sẻ cảm nghĩ về
âm nhạc cổ truyền khi ông là một nhạc trưởng chuyên về âm nhạc Tây
Phương. Ông nói “Âm nhạc là ngôn ngữ không lời khi con người không hiểu
nhau thì âm nhạc giúp để hiểu nhau. Cho nên dù là nhạc cổ truyền hay tây
phương nó cũng vẫn là âm nhạc. Từ lâu người Việt cổ súy và bảo vệ tối
đa nhạc truyền thống, không muốn nó lai nhạc tây Phương. Người theo nhạc
tây phương thì cho rằng phương thức làm việc của tây phương có hệ thống
ngon lành hơn, nên coi thường nhạc cổ. Như vậy thì thiệt hại quá, tôi
dung hoà cả hai bằng cách dùng dân ca VN viết cho nhạc cổ truyền của
người Ukraine và họ rất ngạc nhiên. Họ nói lần đầu tiên trên thế giới
mới có người làm như vậy. Tôi dùng đàn tranh, đàn t’rưng bằng tre cho
hoà tấu với dàn nhạc Tây Phương mới trình diễn ở Houston tháng 11/2018
khiến ai cũng ngạc nhiên hết. Họ thấy thích thú vì cả hai đều hoà điệu.
Mục đích của tôi là làm sao phổ cập để cho cả 2 hoà nhịp.