Traditional Vietnamese court music
Ajoutée le 2 oct. 2007
MUSIC & LIFE / âm nhạc & đời sống
Jour : 7 janvier 2018
LP Tran Quang Hai & Hoang Mong Thuy
Tình trạng: như mới
Giá: 2.200k
• MÔ TẢ
Đĩa than Việt Nam (Vietnam LP)
Đĩa than nhạc Việt Nam (vinyl) Tran Quang Hai & Hoang Mong Thuy,
Musiques Du Vietnam Tradition Du Sud Tran Quang Hai & Hoang Mong Thuy LP,
LP gồm các ca khúc dân ca do Tần Quan Hải và Hoàng Mộng Thúy thực hiện
Đặc biệt có bản độc tấu muỗng do Vua Muỗng Trần Quang Hải thực hiện,
Đĩa than với âm thanh trung thực, tuyệt vời
TRẦN QUANG HẢI
Ông sinh ngày 13 tháng 5 năm 1944, tại Linh Ðông, quận Thủ Ðức, tỉnh Gia Định. Ông là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế, Trần Quang Thọ (1830-1890), đời thứ bốn của nhạc sĩ nổi tiếng về đàn tỳ bà Trần Quang. Ông là con trai trưởng của Giáo sư Tiến sĩ Trần Văn Khê và bà Nguyễn Thị Sương, cựu giáo sư Anh văn Trường nữ Trung học Gia Long.
Sự nghiệp
Chịu ảnh hưởng truyền thống gia đình, ông sớm định hướng theo con đường nghiên cứu âm nhạc. Sau khi tốt nghiệp khoa violin ở Sài Gòn, ông sang Pháp tiếp tục học nâng cao về violin.
Ông bắt đầu làm việc cho Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu khoa học tại Bảo tàng Con Người (Musée de l’Homme) Paris (Pháp) từ năm 1968. Ông đã có những nghiên cứu đặc biệt trong lĩnh vực Dân tộc âm nhạc học như: hát đồng song thanh, phát triển gõ muỗng, phát triển kỹ thuật biểu diễn đàn môi… đang được thế giới quan tâm. Ông cũng là thành viên của Hội đồng Âm nhạc truyền thống quốc tế
Ông và vợ là nghệ sĩ Bạch Yến, đã thực hiện hơn 3.000 buổi giới thiệu âm nhạc dân tộc Việt Nam ở nhiều nước trên thế giới…
Danh hiệu đã đạt được
Ông được tôn xưng danh hiệu “vua muỗng” sau khi chiến thắng tại một cuộc thi gõ muỗng trong khuôn khổ Đại nhạc hội dân nhạc tại Cambridge, Anh vào năm 1967. Tính ra, ông có hơn 60 năm gắn bó với những giai điệu từ muỗng. Ông từng biểu diễn “gõ muỗng” trong hơn 1.500 chương trình biểu diễn, buổi sinh hoạt âm nhạc ở hơn 70 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, ông được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục người thể hiện tiết tấu – âm thanh đa dạng nhất từ nghệ thuật gõ muỗng.
Ông lập gia đình với nữ ca sĩ Bạch Yến ngày 17 tháng 6 năm 1978 tại Paris (Pháp)
Theo Wikipedia
Đĩa than nhạc Việt Nam (vinyl) Tran Quang Hai & Hoang Mong Thuy,
Musiques Du Vietnam Tradition Du Sud Tran Quang Hai & Hoang Mong Thuy LP,
Tracklist
A1 Lý Quạ Kêu
A2 Long Hổ Hội
A3 Hò Miền Nam
A4 Lý Ngựa Ô
A5 Lý Chim Quyên
A6 Ngậm Ngùi
A7 Độc Tấu Muỗng
B1 Thu Hồ
B2 Hò Lơ
B3 Ngủ Điểm Bài Ta
B4 Lý Con Sáo
B5 Lưu Thuỷ Trường
B6 Ầu Ơ
http://nhacxuavn.com/pro.asp?pro=118&d%C4%A9a-than-tran-quang-hai-&-hoang-mong-thuy.htm
Lê Công Sơn
https://thanhnien.vn/van-hoa/ngo-ngang-voi-anh-hau-dong-cua-nguyen-a-920452.html
06/01/2018 22:26
Ngày 6-1, nhiếp ảnh gia Nguyễn Á vừa ra mắt độc giả cuốn sách ảnh « Hầu đồng Việt Nam » tại Nhà Thông tin và Triển lãm 45 Hàng Bài, TP Hà Nội.
Cuốn sách ảnh song ngữ 424 trang do NXB Thông Tấn ấn hành, là những hình ảnh ghi lại từ các lần quan sát và trải nghiệm thực hành tín ngưỡng hầu đồng Việt Nam. Phủ Tiên Hương (xã Tiên Hương, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) lộng lẫy trong đêm rước đuốc, phủ Vân Cát (xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định), Nguyệt Du cung… là những địa danh nổi tiếng trong quần thể di tích Phủ Giầy mà cứ mỗi độ Xuân về nườm nượp người trẩy hội. Đền Sòng Sơn (phường Bắc Sơn, thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa), đền Phố Cát (huyện Thạch Thành, Thanh Hóa), đền Kiếp Bạc – Côn Sơn (Hải Dương), phủ Phúc Sinh Trường (Thái Bình… cũng là những nơi ghi dấu ấn thờ Mẫu Liễu Hạnh – một trong tứ bất tử của tín ngưỡng Việt từ thời xa xưa.
Ảnh bìa cuốn sách « Hầu đồng » của nhiếp ảnh gia Nguyễn Á
Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu, hầu như ai cũng từng biết tới phủ Tây Hồ (phường Quảng An, quận Tây Hồ, TP Hà Nội). Không chỉ được coi là một trong những chốn linh thiêng, phủ Tây Hồ nằm sát bên bờ hồ Tây sóng nước mênh mang, gợi hứng thi ca nhạc họa cho không biết bao nhiêu văn nhân thi sĩ, nên ngày rằm mùng một người dân tứ xứ nườm nượp chen chân viếng cảnh nơi đây. Phủ Tây Hồ cũng là nơi thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu điển hình với các nghi lễ cung thỉnh, lễ rước được tái hiện mang đậm dấu ấn văn hóa Việt.
Nhiếp ảnh gia Nguyễn Á lặn lội theo bước chân Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Thị Nhỡ, Nghệ nhân Dân gian Phạm Thiện Kiểm, Nguyễn Thị Chung, Nguyễn Thị Kim Thanh, Nguyễn Tiến Nghĩa, Đặng Thị Mát, Phạm Thị Đoan Trang… về rất nhiều vùng quê, tham dự những nghi lễ hầu đồng được tái hiện sống động. Mấy trăm trang chứa cả ngàn bức ảnh cho thấy hầu đồng được công chúng yêu thích không chỉ bởi yếu tố tâm linh mà còn vì nét đẹp văn hóa dân gian này đã hòa quyện được cả lễ – nhạc – y – quan.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam từng phát biểu trong lễ đón nhận bằng ghi danh « Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt » là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại hồi tháng 4-2017: « Thêm một di sản văn hóa vô giá mà cha ông ta đã sáng tạo, bồi đắp, gìn giữ, trao truyền lại cho cháu con bằng trí lực, mồ hôi và cả máu xương được vinh danh, được cam kết sẽ tiếp tục tỏa sáng trong dòng chảy của nhân loại… Thật khó có thể tìm thấy một sự phối kết nhuần nhuyễn giữa những yếu tố văn hóa nghệ thuật như trang phục, âm nhạc, diễn xướng… với những triết lý, quy tắc tín ngưỡng, tôn giáo… và những điều bình dị trong cuộc sống thường nhật để thể hiện một cách sống động quan niệm rất nhân văn về thiên nhiên, lịch sử, văn hóa, bản sắc tộc người như trong tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ… ».