Sầm Giang Tái Ngộ 01 – Dương Khắc Đệ – Giới thiệu
Published on Dec 29, 2012
MUSIC & LIFE / âm nhạc & đời sống
Mois : décembre 2017
Welcome to the Web Site of Jeremy Montagu,
world-famous authority on musical instruments world-wide
author of books and innumerable articles on musical instruments,
and President of the Galpin Society.
Here you can download the texts of some of my articles
and find details of my publications.
The articles on this page can be downloaded as .pdf files. These can be viewed via Acrobat Reader, available for free download here. Those using a Mac running System X 10.3 or higher can also view these using Preview. More articles will be added gradually. If you are going to quote parts of any of these articles in papers, articles, books, etc, which you’re very welcome to do, please be fair and cite the source. If it’s for exams of any sort, it’ll then count as research and avoid any accusation of plagiarism!
Musical Instruments of the Baroque.
The Orchestra in History, a lecture series given in the 1980s
The Pipe and Tabor is Alive and Well in the Basque Country.
Tutankhamon’s Trumpets and the Ḥatsots’rot.
The Magpie in Ethnomusicology, The John Blacking Memorial Lecture, 1997
The Javanese Gamelan Kyai Madu Laras
Supplement to Reed Instruments – the Montagu Collection: An Annotated Catalogue (Lanham, Scarecrow Press, 2001). Download. (1 mb)
A CD-ROM with illustrations of all the instruments in the book is available only from the Author. These are arranged in two complete series, one typologically so that you can see all the shawms, for example, in one series; the other page by page so that you can see what the instruments look like as you read the book.
A Clavichord By Hieronymus Hass in the Bate, and how we treat our instruments
Collecting Musical Instruments
Corrections for Diagram Group ‘Musical Instruments of the World’
Did shawms exist in antiquity?
The Divorce of Organology from Ethnomusicology
Don’t go overboard about ivory
Early Music – Earlier and Later
Historical Instruments and their Role
How Far Do We Dare to Revise Hornbostel and Sachs?
How Music and Instruments Began
Instrumental Influences in the Mediterranean
The Mary Rose- What’s here, what isn’t here, and why were they there?
Metal-covered threads before 1600 (by Gwen Montagu)
Muslim Influence and the Global Mediterranean
The Oldest Organ in Christendom
On the Skill of Viennese Brass Instrument Makers
Popular Oboes of the Mediterranean
Pottery Skeuomorphs of Conches in Antiquity
The Silver Trumpets, Ḥatsots’rōt
Some manuscripts in the British Library with Instruments
Survival of Instrumental Types around the Baltic
What can we expect museums to allow?
More articles will follow soon. Please visit again.
28/12/2017 10:08
NS Ngọc Đan Thanh
Theo nghệ sĩ Tú Trinh, nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh chưa bao giờ biết mình bị bệnh tim mạch hoặc huyết áp, đây là sự cố đột ngột khiến bạn của chị không lường trước. « Tôi và Ngọc Đan Thanh gặp nhau trong chuyến bạn tôi về nước thăm ba mẹ cách đây vài tháng. Ba mẹ của Ngọc Đan Thanh đang sinh sống tại quận 1, TP HCM. Năm nào Ngọc Đan Thanh cũng về thăm cha mẹ. Thật đáng lo khi biết bạn tôi đã hôn mê, các nghệ sĩ đồng nghiệp đều cầu nguyện có được phép mầu để giúp Ngọc Đan Thanh tỉnh lại » – NS Tú Trinh cho biết.
NS Ngọc Đan Thanh là diễn viên kịch thuộc Đoàn Kịch nói Kim Cương, chị còn tham gia đóng phim, lồng tiếng và làm MC. Chị tên thật là Lê Thị Huệ, sinh năm 1952 tại Sài Gòn (cùng tuổi với nghệ sĩ Tú Trinh). Từ năm 1964 đến 1966, Ngọc Đan Thanh theo học cổ nhạc với thầy Năm Đờn, sau đó theo hát tại ban cải lương Thành Công trên Đài Phát thanh Sài Gòn.
NS Ngọc Đan Thanh
« Ngọc Đan Thanh rất đa dạng trong diễn xuất, vừa thoại kịch hay, vừa diễn cải lương đầy cảm xúc. Thời đó, Ngọc Đan Thanh thường xuyên xuất hiện trên truyền hình với các ban kịch Bảo Ân, Phương Nam (soạn giả Nguyễn Phương), ban kịch Bích Thuận, ban kịch Thẩm Thúy Hằng, ban cải lương Phụng Hảo của NSND Phùng Há và sau này là ban kịch La Thoại Tân trước khi đầu quân về đoàn kịch nói Kim Cương. Về hoạt động điện ảnh, cô xuất hiện trong các phim: « Báu kiếm rửa hận thù », « Long hổ sát đấu », « Vực nước mắt », « Xóm tôi »…Trên sân khấu kịch Kim Cương, cô để lại ấn tượng vai Nga trong vở kịch « Lá sầu riêng ». Từ năm 1980 đến 1987, sau một thời gian ngưng trình diễn, Ngọc Đan Thanh trở lại sân khấu cải lương với các đoàn Sông Bé (của Bầu Xuân), đoàn Thanh Minh-Thanh Nga, Nhà hát cải lương Trần Hữu Trang, sau đó định cự tại Mỹ năm 1988″ – NSND Kim Cương cho biết.
NS Ngọc Đan Thanh
NS lão thành Ánh Hoa nhắc lại rằng NS Ngọc Đan Thanh lên truyền hình lần đầu tiên lúc mới 14 tuổi, « Bé gái Lê Thị Huệ – trong vai cháu của nghệ sĩ Bạch Huệ diễn vai bà nội đang đau nặng, đã khóc sướt mướt như chưa từng được khóc. Và vẫn tiếp tục khóc cho dù cảnh đã hết, lúc đó còn bé xíu mà biết diễn rồi, dễ thương lắm. Suốt từ lần diễn nhớ đời đó cho đến nay ở tuổi trên 60, nghệ sĩ Ngọc Đan Thanh luôn bền bỉ với nghề. Cầu nguyện cho Ngọc Đan Thanh mau bình phục ».
(SGGPO).- Nguyễn Vĩnh Bảo – Những giai điệu cuộc đời là nhan đề cuốn sách gần như một hồi ký ghi lại những câu chuyện cuộc đời và cái duyên son sắc với âm nhạc truyền thống Việt Nam của bậc thầy trăm năm – nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo.
Cuốn sách do GS.TS Nguyễn Thuyết Phong chủ biên, TS Nguyễn Thị Kim Ửng và ThS Nguyễn Thúy Uyển đồng tác giả; Đại học Hoa Sen và NXB Hồng Đức phát hành.
Sách dày 355 trang, bao gồm 6 phần nội dung: Những giai điệu cuộc đời; Tinh tường và tinh tế; Nhớ; Cải tiến đàn tranh; Nhiều góc nhìn – Một tâm trạng; Hình ảnh và tư liệu.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo nổi bật với mái tóc bềnh bồng trắng, ánh mắt tinh anh, dáng người nhỏ nhưng toát lên một trí tuệ tầm cỡ, bình thản trước mọi sự, dí dỏm sâu sắc và tràn đầy bác ái. Đó là hình ảnh người nghệ sĩ, người thầy vĩ đại mà gần gũi với bao thế hệ nghệ sĩ, thính giả trong và ngoài nước đam mê đờn ca tài tử trong âm nhạc truyền thống Việt Nam.
Nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo sinh năm 1918 (năm Mậu Ngọ) tại làng Mỹ Trà, quận Cao Lãnh, tổng Phong Thạnh, tỉnh Sa Đéc. Lớn lên trong một gia đình giỏi đàn ca, Nguyễn Vĩnh Bảo tiếp xúc với cây đàn đoản từ năm 5 tuổi. Đến năm 10 tuổi, Vĩnh Bảo đã đàn khá hay đàn đoản, đàn kìm và đàn gáo.
Mười bốn tuổi, ông quyết định sống tự lập, bắt đầu bôn ba khắp nơi, làm nhiều nghề, biết nhiều thứ tiếng, và một điều bất di bất dịch: tiếng đàn đồng hành với ông trong mọi hoàn cảnh. Ông sớm có tình yêu sâu nặng và thủy chung với bà Nguyễn Thị Trâm Anh, sau này là người bạn đời mà ông luôn yêu quý. Vợ chồng nhạc sư có tổng cộng 7 người con.
Trong phần “Những giai điệu cuộc đời” – TS Nguyễn Thị Kim Ửng chấp bút qua lời kể của nhạc sư Vĩnh Bảo, hai mảng nội dung “giai điệu” và “cuộc đời” đan xen, xuyên suốt.
Bằng tấm lòng rộng mở và sự mẫn cảm đặc biệt, nhạc sư Vĩnh Bảo thâu nạp mãnh liệt âm thanh và hình ảnh từ cuộc sống xung quanh rồi chắt thành tiếng nhạc. Ông rung động trước cánh hoa rơi, rưng rưng đặt vào túi áo; ông bồn chồn nghe tiếng khóc của trẻ hàng xóm giữa đêm khuya mà mang thuốc sang thăm, kịp thời cứu được mạng người lúc nguy cấp; hay tiếng ễnh ương kêu ềnh ang dưới ao sen trong đêm tịch mịch mà làm ông động lòng nghiền ngẫm sáng chế ra dây Tỳ (hò – liu – sol – sol), dây Xề (re – sol) trên cây đàn gáo… Ở chiều ngược lại, “âm nhạc giúp tôi cảm thấy cuộc sống phong phú, muôn màu muôn vẻ, thấy vạn vật xung quanh đầy thơ và nhạc”, nhạc sư chia sẻ.
Chương “Tinh tường và tinh tế”, GS.TS Nguyễn Thuyết Phong thể hiện sự bất ngờ, lòng ngưỡng mộ trước sự tinh tường nghệ thuật nước nhà và tinh tế trong âm nhạc, quan điểm âm nhạc của nhạc sư Vĩnh Bảo. Nhạc sư là pho tư liệu sống quý giá cho những ai đam mê nghiên cứu lịch sử Nhạc viện TPHCM nói riêng và âm nhạc dân tộc nói chung tìm đến.
|
Chương “Nhớ”. Vì sao là “Nhớ”? Vì trí nhớ của nhạc sư Vĩnh Bảo – mà GS.TS Nguyễn Thuyết Phong gọi là “trí nhớ ngoại hạng” – khiến người ta vừa thán phục vừa xúc động. Ít ai nhớ được hết hơn 200 bạn đàn, nhớ đường phố Sài Gòn xưa ra sao nay thế nào, nhớ rõ từng chuyến xe… Kể về bạn đàn, bạn sinh năm nào, quê quán ở đâu, nhân dạng ra sao, chơi đàn gì, bối cảnh câu chuyện thế nào… đều được vị lão sư bách niên kể vanh vách, sống động… Chẳng hạn, khi tả người: “Ca sĩ Hồng Châu cao khoảng 1,6m, người to to, đầu tóc dài và uốn bồm xồm như ổ quạ, ca Vọng cổ nhịp 8 “Cộp, cộp, Bonjour Thầy Ba”, “Đêm lụng canh trường”,…”; khi tả tính, tả tài: “Sáu Tửng… Tiếng đàn phát ra nghe rất anh hùng và tự tin. Chữ đàn sắp xếp sắc sảo, câu cú tròn vành rõ nghĩa, hơi nào ra hơi nấy, tiết tấu mắc mỏ, mùi…”…
“Nhớ” còn ghi lại những cái duyên gặp gỡ đáng nhớ trong cuộc đời nhạc sư. Đó là cái duyên gặp GS.TS Trần Văn Khê năm 1947 khi giáo sư Nguyễn Vĩnh Bảo và giáo sư Trần Văn Khê cùng dạy học ở trường Trung học Ngô Quang Vinh, đường Arras (nay là đường Cống Quỳnh) để rồi sau đó hai ông trở thành bạn tri âm, tri kỷ. Hay cuộc hội ngộ bất ngờ năm 1971 với Giám đốc Museum Carbondale – ông Basil Hedrick tại Sài Gòn rồi được vị này kết nối để giáo sư Vĩnh Bảo sang Mỹ dạy đàn tại Trung tâm Việt học (Center for Vietnamese Studies, University of Southern Illinois, Carbondale), và đi thuyết giảng nhạc Việt tại nhiều trường đại học như Denver (Colorado), Urbana Champagne, Washington D.C…
“Năm 20 tuổi (1938), tiếng đàn gáo của Nguyễn Vĩnh Bảo được ghi vào đĩa Béka cùng với Năm Nghĩa đàn tranh, Ba Cân đàn kìm cho cô Ba Thiệt ca Vọng cổ nhịp 16. Đó là đĩa nhựa âm nhạc cổ truyền Việt Nam đầu tiên đi vào điện khí”.
Năm 2005, Nguyễn Vĩnh Bảo được tặng giải thưởng Đào Tấn. Năm 2006, ông là nhạc sư hiếm hoi của Việt Nam được vinh danh qua tham luận tại Hội thảo Dân tộc nhạc học thế giới (Society for Ethnomusicology) tại Hawaii. Năm 2008, Đại sứ Pháp tại Việt Nam thay mặt Bộ Văn hóa Pháp tặng ông huân chương cao quý “Officier des Arts et des Lettres”.
Đặc biệt, nhạc sư Vĩnh Bảo chính là cha đẻ của chiếc đàn tranh cải tiến 17, 19, 21 dây. Ý nghĩa và vai trò của sự đóng góp này của nhạc sư được thể hiện rõ trong phần 4 của cuốn sách: “Cải tiến đàn tranh”, do ThS Nguyễn Thuý Uyển trình bày.
Tính bác học và sự gần gũi được dung hòa trong cuốn sách, giúp cho độc giả dù trong giới chuyên môn hay ngoại đạo đều có thể tìm được những trang yêu thích cho riêng mình. Và Nguyễn Vĩnh Bảo – Những giai điệu cuộc đời là một cuốn sách quý giá về một nhạc sư, “một nhân chứng không thể chối cãi” cao tuổi nhất của nhạc dân tộc Việt Nam.
Về các tác giả:
– GS.TS NGUYỄN THUYẾT PHONG: Tốt nghiệp Tiến sĩ Âm nhạc học hạng “Tối danh dự” tại Viện Đại học Sorbonne (Paris, 1982). Chủ nhân bộ sưu tập Phong Nguyen Collection (bộ sưu tập lớn nhất về Việt Nam tại Trung tâm Giáo dục Toàn cầu, New York, và Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ). Năm 1997, ông là người Việt duy nhất được Tổng thống Bill Clinton phong tặng danh hiệu Danh nhân Di sản Quốc gia Hoa Kỳ. Năm 2001 được ghi tiểu sử trong Đại Từ điển Danh nhân Âm nhạc Thế giới The New Grove (Anh Quốc). – TS NGUYỄN THỊ KIM ỬNG: Tổng Biên tập tạp chí Kiến Thức Ngày Nay. Với bút danh Kim Ửng, hơn 20 năm qua, bà là nhà báo tích cực, viết cho các báo và tạp chí: Sài Gòn Giải Phóng, Thanh Niên, Văn Nghệ TPHCM… – ThS NGUYỄN THÚY UYỂN: Tốt nghiệp cao học ngành Sư phạm piano (2008) tại Nhạc viện TPHCM và cao học ngành Biểu diễn piano tại Đại học Monash, Úc (2011). |
LÂM AN
http://www.sggp.org.vn/nguyen-vinh-bao-nhung-giai-dieu-cuoc-doi-184189.html
Ajoutée le 5 mars 2016
Published on Oct 15, 2014