Cao nhân tạo ra tiếng đàn vọng cổ bằng miệng | Siêu Bất Ngờ 2017 I Tập #18 Full HD (02/05/2017)
Published on May 2, 2017
MUSIC & LIFE / âm nhạc & đời sống
Jour : 18 novembre 2017
Published on May 2, 2017
Nhạc sĩ Hùng Lân
PHÊRÔ HOÀNG VĂN HƯƠNG
1922 – 1986
Bút hiệu HÙNG LÂN
NAM HOA : Ý là hoa miền Nam
LÂM THANH : Tiếng ca trong rừng
23/06/1922 Sinh tại Hà Nội, Bắc Việt. Tên thật là HOÀNG VĂN HƯƠNG. Thứ 3 trong một gia đình công chức có 9 anh chị em.
1928 – 1933 Học sinh trường Gendreau (sau đổi là Dũng Lạc) và Puginier Hà Nội.
1931 Được tuyển và Ca đoàn Nhà Thờ Chánh tòa Hà Nội
1934 – 1941 Trung học tại Chủng viện Hoàng Nguyễn, địa phận Hà Nội.
1942 – 1945 Đại học Công Giáo tại trường Saint-Sulpice Hà Nội. Học âm nhạc với Linh mục Jean Bouis. Điều khiển ca đoàn nhà thờ Chánh tòa Hà Nội.
1945 Giáo sư âm nhạc trường Trung học Nguyễn Trãi, Hà Nội.
1948 – 1953 Giáo sư âm nhạc trường Trung học Chu Văn An, Hà Nội.
1953 Nhập ngũ, phục vụ ngành Chiến tranh tâm lý tại phòng 5 Đệ Tam Quân khu, Hà Nội.
1955 Phục vụ Đài phát thanh Quân đội Sàigon.
1955 Giải ngũ, Trưởng ban phát thanh tại Nha Tổng Giám Đốc Thanh Niên và Thể Thao Sàigon.
1957 – 1965 Giáo sư Âm nhạc trường Ca Vũ Nhạc Phổ Thông Sàigon. Tham dự Ban Sáng lập và Ban Giám Đốc trường Quốc Gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ Sàigon.
Giảng dạy môn Nhạc Pháp (Solfege) từ lớp Khai Tâm đến lớp Cao Đẳng Chuyên Nghiệp.
1967 – 1968 Tu nghiệp về ngành Giáo dục trên Truyền thanh và Truyền hình tại Đại học đường Syracuse, thuộc tiều bang New York, Hoa Kỳ.
1971 Bội tinh Văn Hóa Giáo Dục Đệ nhị hạng.
1971 Giáo sư Âm nhạc tại Đai học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt.
1972 – 1975 Giáo sư Âm nhạc tại Đại học Chính Trị Kinh Doanh Đà Lạt.
1975 – 1986 Nghiên cứu và giảng dạy âm nhạc tại tư gia.
Vào tháng 09 năm 1986 nhạc sỹ Hùng Lân lâm trọng bệnh, thêm vào đó vì tuổi già sức yếu. Nhạc sỹ Hùng Lân qua đời vào ngày 17/09/1986 trong muôn ngàn thương tiếc của gia đình, thân hữu và mọi người. Nhạc sỹ Hùng Lân được an táng tại Đan Viện Thiên Bình – Long Thành
1938 Nhạc phẩm đầu tay: TIẾNG GỌI LÊN ĐƯỜNG
1944 Hai giải thưởng hạng Nhất sáng tác tân nhạc do Hội Khuyến Nhạc Hà Nội tặng: bản VIỆT NAM MINH CHÂU TRỜI ĐÔNG và bản RẠNG ĐÔNG.
1945 Trong ban sáng lập Nhạc đoàn Lê Bảo Tịnh và làm Trưởng đoàn cho tới 1964. Xuất bản 16 tập bài hát Công Giáo nhan đề là CUNG THÁNH (trên 350 bài).
1952 Hai giải thưởng soạn sách giáo khoa Trung học do Bộ Giáo Dục tặng (cuốn ÂM NHẠC LỚP ĐỆ THẤT và cuốn ÂM NHẠC LỚP ĐỆ LỤC).
1957 Tham dự Hội Nghị Âm nhạc Đông Nam Á họp tại Manilla- Phi Luật Tân.
1957 – 1970 Thành lập và làm Trưởng ban Ca đoàn Thiên Thanh hợp tác với đài Phát Thanh Sàigon và Đài Phát Thanh Quân Đội.
1965 – 1967 Trưởng ban GIỜ TẬP HÁT hợp tác với đài Phát Thanh Sàigon.
1969 – 1970 Thành lập và làm Trưởng ban ĐỐ VUI NÔNG THÔN hợp tác với đài Phát thanh Sàigon trong chương trình Phát Triển Nông Ngư Nghiệp.
1969 Từ tháng10, thực hiện mục hàng tuần TÌM HIỂU DÂN NHẠC VIỆT NAM trên đài Tiếng Nói Tự Do. Cho tới tháng 02 – 1971 đã được 75 kỳ và còn tiếp tục.
1970 Từ tháng 08, thực hiện chương trình TÌM HIỂU DÂN NHẠC VIỆT NAM trên đài Truyền Hình Việt Nam. Cho tới tháng 02 – 1971 đã được 8 kỳ và còn tiếp tục.
Ngày 15-8-1970, thực hiện chương trình Làng Văn đầu tiên với đề tài: NỀN CA NHẠC THIẾU NHI TẠI VIỆT NAM.
1971 Hợp tác với nhà văn Phạm Đình Tân trong chương trình Văn Hóa Tinh Việt trên đài Truyền hình Việt Nam.
1971 Giải Nhất Bộ môn Biên khảo trong cuộc thi Giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn quốc do Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa tặng cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM.
1973 Trưởng tiểu ban Âm nhạc trong hội đồng Cải tổ chương trình Trung học do Bộ Giáo Dục thành lập.
1940 82 bài hát công giáo in trong 16 tập CUNG THÁNH.
43 bài tân nhạc: Việt Nam Minh Châu trời Đông, Rạng Đông, Khỏe Vì Nước, Tiếng gọi lên đường, Cô gái Việt, Mùa Hợp Tấu, Nhớ Rừng, Ca Xuân Hẹn Ứớc, Xóm Nghèo, Sầu Lữ Thứ…v.v.
Bài hát Thiếu Nhi: Em Yêu Ai? Thằng Tý sún, Ông Trăng Thu v.v.
Tập Vui Ca Lên.
Bài Đêm Thánh vô cùng – Silent night – dịch lời Việt
1969 15 bài hát công giáo theo âm hưởng nhạc dân tộc.
40 bài tân nhạc theo âm hưởng nhạc dân tộc: Duyên Tình Miền Nam, Cái Cò Lặn Lội Bờ Sông, Khêu Ngọn Đèn Loan, Thằng Bờm, Gió Thu (thơ Tản Đà), Dâng thơ (thơ Phạm Đình Tân), Hò Vọng Cổ, La Hời, Hò Ới Rằng v.v. (Tất cả đã được trình bày nhiều lần trên Radio va TV).
Trường Ca Từ Ngày, một suy tưởng đượm sắc thái và tư tưởng Việt Nam về mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh (12 – 1970).
1952 Âm nhạc lớp Đệ Thất. NXB Trí Đức Hà Nội.
Âm nhạc lớp Đệ Lục. NXB Trí Đức Hà Nội
Âm nhạc lớp Đệ Ngũ. NXB Thiên Thanh Hà Nội.
Âm nhạc lớp Đệ Tứ. NXB Thiên Thanh Hà Nội.
1961 Nhạc Lý Toàn Thư, soạn cho lớp Trung Đẳng, Cao Đẳng, Tốt Nghiệp Chuyên Nghiệp trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon. NXB Thiên Thanh.
Giải đáp Câu Hỏi Nhạc Lý, giải đáp 400 câu hỏi kiểu mẫu bao quát toàn bộ Nhạc lý Tây Phương. NXB Thiên Thanh Sàigon.
1971 Nhạc Pháp Phổ Thông, sách dạy nhạc Lý Tây phương và Việt nam soạn cho những lớp dự bị và Sơ Đẳng trường Quốc Gia Âm Nhạc Sàigon, Huế, và những lớp 6, 7, 8, 9 bậc Trung học. NXB Thiên Thanh Sàigon.
TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. Khảo luận về nhạc ngữ trong Dân ca cổ truyền Việt nam. Giải Nhất bộ môn biên khảo Giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc 1971.
1972 VUI CA LÊN. 100 bản đồng ca cổ truyền tân biên giáo dục Thiếu Nhi dùng làm dẫn chứng cho cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. NXB Thiên Thanh Sàigon.
100 BÀI DÂN CA VIỆT NAM. Dùng làm dẫn chứng cho cuốn TÌM HIỂU DÂN CA VIỆT NAM. Đã được duyệt y.
DÂN CA VIỆT NAM HÒA ÂM, 100 bản dân ca ba miền được soạn thành nhiều bè, hợp soạn với nhiều tác giả, Nhiều bản đã được giải Văn Học Nghệ Thuật Toàn Quốc.
1973 – 1986 Hùng Lân đã cho xuất bản ba tập nhạc nhan đề CaVang Lời Chúa 1,2,3.
Bộ lễ Bắc Ninh – Lễ thánh Mân Côi.
Bộ lễ Tuyên Khấn.
Nguyện Ca – XB 1974
VUI CA HỌC ĐƯỜNG – Chương Trình Phát Thanh Học Đường – XB 1975
XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) – XB 1974
XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) – Cải biên
Bài tập XƯỚNG NHẠC ( Tập 1 và 2 ) – – Cải biên
Bài Ca Giáo Lý (30 bài) – XB 1983.
CA THUẬT – Tài liệu viết tay – XB 1985
ĐIỀU KHIỂN CA NHẠC – Tài liệu viết tay – XB 1985
100 bài soạn cho Orgue (phong cầm) hoặc để độc tấu hoặc để đệm cho các ca khúc của Hùng Lân .
Dịch cuốn “Âm nhạc trong những nền văn hóa ở Thái Bình Dương, cận Đông Á Châu” của tác giả William P. Main
NHẠC LÝ TÂN BIÊN (Di Cảo 1975-1986)
Lâm Hoài Thạch/Người Việt
WESTMINSTER, California (NV) – Vẫn là buổi hội ngộ của những tiếng hát, gồm các em thiếu nhi, thanh thiếu niên, và cả những vị cao niên, nhưng lần này những học viên của lớp thanh nhạc Lê Hồng Quang hát những bài nhạc khó hơn, nhạc Phạm Duy.
Họ, với lòng yêu thích âm nhạc, cùng gặp gỡ giữa mùa Thu qua chủ đề “Những Dòng Nhạc Phạm Duy” được khai diễn vào chiều Thứ Bảy, 11 Tháng Mười Một, tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, Westminster.
Bé Kenrick Khải Bùi (4 tuổi) rất dễ thương qua lời tự giới thiệu: “Con xin kính chào quý vị. Con tên là Kenrick Khải Bùi, con đã lớn lên trong sự yêu thương của ông bà, cha mẹ và anh chị. Con xin hát bài ‘Em Yêu Ai’ của nhạc sĩ Hùng Lân, để nói lên tình thương tha thiết của con dành cho gia đình, thầy cô và quê hương.”
Tiếp đó, những bài “Chỉ Có Một Trên Đời” (Hùng Lân), “Em Bé Quê” (Phạm Duy), Bụi Phấn (Vũ Hoàng), “Tuổi Mộng Mơ” (Phạm Duy), “Một Đàn Chim Nhỏ” (Phạm Duy), qua những tiếng hát của các em thiếu nhi: Jamien Bùi, Anh Thư, Nguyễn Hoàng Minnie, Bảo Hân, Thu Anh, Bảo Ân và Hoàng Thanh Thanh.
Những dòng nhạc tuổi thơ và những giọng hát non nớt của các thiếu nhi đã cho khán giả những giây phút, phải nói là hạnh phúc lắm, vì các em đã hồn nhiên đưa mọi người về những kỷ niệm trong thời thơ ấu, mà trong hoàn cảnh nào, ai cũng phải trải qua.
“Lúc em còn nhỏ, em có học lớp thanh nhạc của thầy Lê Hồng Quang, nhưng sau đó em không học với thầy nữa vì phải lo xong chương trình đại học. Sau hơn năm năm vắng mặt, khi đã học xong, em trở lại học thanh nhạc tiếp tục với thầy vào Tháng Ba năm nay,” học viên Diễm Hạnh tâm tình.
Và cô đã hát bài “Khúc Hát Thanh Xuân,” nhạc J. Strauss, lời Việt Phạm Duy. Điều lạ là, khi nói tiếng Việt thi Diễm Hạnh không được trau chuốt mấy, nhưng khi ca tiếng Việt thì cô lại rất thông thạo, không trật một lỗi chính tả nào khi phát âm.
Cũng với nhạc phẩm của cố nhạc sĩ Phạm Duy, bài nhạc bất hủ “Serenata” (Chiều Tà), nhạc Toselli, lời Việt Phạm Duy với tiếng hát khắc khoải của học viên Long Cơ. “Tôi hát để quên lãng cuộc đời trong tuổi già của mình để có thể mình sẽ được trẻ trung hơn,” Bác Sĩ Phạm Đăng Long Cơ nói.
Khi hỏi về tại sao ông chọn bài nhạc này, ông tâm tình: “Tôi muốn hát bài ‘Serenata’ vì lời bài này có chút tiếc nuối về tình yêu của tuổi trẻ, mà tình yêu của đôi lứa thì quá tuyệt vời, cho dù có những mối tình đã bị gãy đổ, nhưng đó là những thời gian tuyệt vời nhất của tuổi yêu đương. Thế nên, tôi chọn bài này để có thể giúp mình không quên được những kỷ niệm của khoảng thời gian đắm chìm trong tình yêu của tuổi trẻ.”
Cũng lắng sâu, cũng trầm buồn và trong sáng với những tiếng hát Thanh Hằng (Nghìn Trùng Xa Cách), Kim Hạnh (Kiếp Nào Có Yêu Nhau), Lâm Ngọc Dung (Hẹn Hò), Thúy An (Quán Bên Đường), Bùi Lương Sơn (Riêng Một Gốc Trời), Kim Dung (Con Đường Tình Ta Đi), Bích Thuận (Giết Người Trong Mộng), Tuyết Minh (Nước Mắt Mùa Thu), và Bích Hà (Tình Câm).
Hơn 40 tiết mục trong chủ đề “Những Dòng Nhạc Phạm Duy,” nhạc sĩ Lê Hồng Quang và các học viên đã cho khán giả những nhạc phẩm ý nghĩa, cảm thông và đầy tình người.
Nhạc sĩ Lê Hồng Quang chia sẻ: “Đúng ra hôm nay, chỉ là một buổi thi cuối khóa bình thương thôi, nhưng có sự đặc biệt là có đến hơn 40 tiếng hát của học viên hát những bài nhạc của cố nhạc sĩ Phạm Duy. Sở dĩ tôi chọn chủ đề này vì dòng nhạc của ông gần như đã bao phủ hết những đường nét trong đời sống của con người trong đó có tình yêu, tình quê hương và tình nhân loại…”
“Từ khi khai mở lớp này, niềm vui của tôi là khi biết những thế hệ trước mình ngày xưa muốn đi học hát không phải dễ, vì rất nhiều gia đình của Việt Nam không thích cho con cháu học hát. Nhưng khi ra nước ngoài, cuộc sống được thoải mái hơn, sau một thời gian ổn định thì sự khao khát về học hát của họ có cơ hội đến với lớp học này, và những bài nhạc mà các cô bác yêu thích trong thời xưa thì bây giờ chính họ đã tự hát được, cho dù như thế nào thì họ cũng cảm thấy hạnh phúc. Tại vì, họ đến đây để học hát không phải để được trở thành ca sĩ, mà để cho mình có một thú vui nhàn hạ,” nhạc sĩ nói thêm.
Cũng vì vậy mà bà Nguyễn Thị Lan Phương, cư dân Garden Grove, học viên mới hai tháng vui vẻ tâm tình: “Mỗi tuần tôi chỉ học của thầy Quang có nửa tiếng thôi, nhưng bây giờ tôi đã hát được tới ba bài nhạc, đó là ‘Dư Âm’, ‘Làng Tôi’ và ‘Chiều.’ Thật ra, mấy bài nhạc này tôi đã biết từ lúc mới 18 tuổi và tôi cũng rất thích hát những bài này. Nhưng lúc đó không có ai hướng dẫn cho mình hát, rồi sau đó phải có chồng con và phải lo làm tròn bổn phận của mình. Bây giờ mình đã trên 80 tuổi rồi, con cháu đầy đàn cũng đã lớn khôn hết rồi thì mới có dịp được học hát những bài mình yêu thích ngày xưa.” (Lâm Hoài Thạch)
https://www.nguoi-viet.com/giai-tri/nghe-tre-ngan-nga-nhac-pham-duy/